Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trung tâm Nhi - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City

Muốn con khỏe mạnh, lớn nhanh, nhiều cha mẹ vội vã sốt ruột tìm mọi cách thúc ép trẻ ăn uống. Tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ sợ ăn, lâu dần dẫn tới biếng ăn, chậm lớn, thấp bé nhẹ cân.

1. Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn, thấp còi, nhẹ cân

Một trong những lỗi cơ bản khiến trẻ biếng ăn, chậm lớn đến từ sai lầm của cha mẹ trong việc cho trẻ ăn hàng ngày. Việc khắc phục được những hạn chế trên giúp con không còn sợ ăn mà dần trở nên hợp tác hơn.

1.1 Ép trẻ ăn

Nhiều phụ huynh ép trẻ ăn đúng lượng thực phẩm trong một khoảng thời gian quy định, nếu bé không ăn sẽ bị la mắng,... Việc này gây áp lực cho trẻ, khiến bé ngậm thức ăn, ói hoặc chống đối không ăn.

1.2 Cho trẻ ăn vặt không đúng cách

Không ít cha mẹ hay cho trẻ ăn vặt giữa các bữa ăn. Như vậy, trẻ sẽ không bao giờ cảm thấy đói nên sẽ ăn ít hoặc không ăn trong bữa kế tiếp. Ngược lại, nếu trẻ được ăn đúng giờ và không ăn vặt trước bữa ăn thì trẻ sẽ ăn đủ lượng thức ăn trong bữa chính.

1.3 Làm trẻ phân tâm trong quá trình ăn

Nhiều phụ huynh cho trẻ xem tivi, đi chơi,... trong các bữa ăn. Cách này có hại nhiều hơn lợi. Cụ thể, thức ăn sẽ nhanh nguội, lạnh, không ngon và tăng nguy cơ nhiễm trùng (do khói bụi, ruồi nhặng,...) vì bữa ăn kéo dài. Không chỉ vậy, việc này còn khiến bé nhanh cảm thấy ngang bụng dù chưa ăn được nhiều và những lần sau đó trẻ sẽ không muốn ăn nếu không được đi chơi, xem tivi,...

1.4 Cách chế biến thức ăn không hấp dẫn

Một số bậc cha mẹ cho trẻ ăn uống đơn điệu chỉ một vài món ăn hoặc một vài loại nguyên liệu cố định. Điều này khiến trẻ nhanh thấy chán và biếng ăn.

1.5 Không cân đối dinh dưỡng, thiếu vi chất, vitamin thiết yếu

Nhiều phụ huynh khi xây dựng thực đơn cho trẻ thường không đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng, trong đó có các quan niệm sai lầm hay gặp nhất là:

  • Dùng các loại nước hầm (trong khi các nước hầm chỉ có tác dụng làm ngon miệng và có rất ít chất dinh dưỡng).
  • Ưu tiên thịt nạc, ít hoặc không cho con ăn mỡ (trong khi trẻ em có nhu cầu mỡ - lipid tương đối cao để cung cấp năng lượng cũng như phát triển).
  • Nấu ăn mặn và nhiều loại gia vị (trong khi nhu cầu muối của trẻ thường thấp).
  • Ép trẻ ăn nhiều rau (trong khi nhu cầu chất xơ của trẻ không cao)
  • Bữa ăn thiếu phong phú, thiếu vi chất.
  • Đặc biệt là các vi chất quan trọng như kẽm có khả năng giúp tăng hấp thu, tăng tổng hợp chất đạm, tăng cảm giác ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch. Khi thiếu kẽm sẽ làm cho trẻ bị biếng ăn, dễ bị nhiễm trùng.

1.6 Quá nuông chiều trẻ

Một số phụ huynh đáp ứng thái quá nhu cầu của trẻ, nuông chiều theo sở thích của trẻ về việc ăn uống: cho trẻ ăn mọi lúc, mọi nơi và bất cứ thứ gì trẻ thích. Điều này khiến trẻ sẽ kháng cự với các loại thức ăn trẻ không thích, không ăn được nhiều dạng thức ăn và dẫn tới biếng ăn.

Nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ
Nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân ở trẻ

2. Cha mẹ nên sửa sai bằng cách nào?

Khi trẻ 1 tuổi biếng ăn, trẻ gặp các vấn đề khó khăn trong ăn uống, cha mẹ nên thay đổi chế độ sinh hoạt, cách chế biến thức ăn, thói quen ăn uống của trẻ để được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết (như bổ sung kẽm, canxi, photpho, sắt....) Trong đó kẽm được cho là có vai trò quan trọng giúp cải thiện vấn đề biếng ăn ở trẻ.

Một số lời khuyên giúp khắc phục biếng ăn ở trẻ phụ huynh nên tham khảo:

  • Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn khác nhau từ giai đoạn ăn dặm vì lúc này vị giác của bé chưa phát triển, bé dễ dàng tiếp nhận các loại thức ăn và mùi vị khác nhau. Nhờ đó, trẻ sẽ có thói quen ăn được nhiều loại thức ăn khi lớn lên.
  • Không cho thuốc vào thức ăn vì sẽ làm trẻ sợ và luôn cảnh giác với thức ăn.
  • Không nhồi nhét, căng thẳng với lượng thức ăn mà bé ăn được. Nếu bé lên cân đều chứng tỏ bé ăn đủ.
  • Thay đổi đa dạng thực đơn và cách chế biến để kích thích sự tò mò về đồ ăn của bé.
  • Khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên cho bé ngồi thoải mái ở nơi ưa thích. Cha mẹ có thể để bé tự xúc ăn và dùng những bộ đồ ăn có hình thù ngộ nghĩnh để giúp bé cảm thấy thích thú hơn khi ăn uống.
  • Ở những bé lớn hơn, khi đã nói được mong muốn của mình, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bé xem bé muốn ăn gì và thay đổi cách chế biến, nguyên liệu thức ăn cho phù hợp với khẩu vị của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa chính vì sẽ làm trẻ ngang dạ khi vào bữa ăn.
  • Không dùng thức ăn vào các mục đích khen thưởng hay trừng phạt vì lâu ngày trẻ sẽ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để gây sức ép với cha mẹ, đòi hỏi phải được đi chơi, được xem phim mới ăn,...

Cha mẹ nên tham khảo và bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan