Thủ phạm nào khiến trẻ bị táo bón?

Táo bón là một rối loạn tạm thời hoặc là một triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Táo bón ở trẻ em dưới 1 tuổi khiến trẻ đi tiêu khó khăn, thậm chí gây cảm giác sợ đi tiêu và có thể gây chậm phát triển thể chất cho trẻ.

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Nam Phong - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Có 2 nguyên nhân chính khiến em bé bị táo bón: Các bệnh lý thực thể và táo bón chức năng:

  • Đối với các bệnh lý thực thể: Trẻ bị táo bón là triệu chứng của các bệnh lý khác như phình đại tràng bẩm sinh, tắc ruột, các bệnh lý toàn thân như suy giáp hoặc các rối loạn về đám rối vùng cùng cụt cũng gây ra tình trạng táo bón. Tỷ lệ trẻ bị táo bón do các nguyên nhân thực thể rất ít, chỉ chiếm 5-10%
  • Táo bón chức năng: Đa số trẻ con bị táo bón do nguyên nhân này, liên quan đến 2 chức năng của đường tiêu hóa: Chức năng bài xuất phân ở đoạn cuối ruột và tái hấp thụ nước ở đoạn cuối ruột.

Em bé bị táo bón có thể thuộc dạng cấp tính (táo bón ngắn ngày) hoặc trẻ bị táo bón kéo dài từ vài tuần đến vài tháng thì được coi là táo bón mạn tính. Táo bón cấp tính ít gây ra biến chứng, tuy nhiên, nếu trẻ con bị táo bón mạn tính thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy như: Trẻ biếng ăn, chậm lớn hoặc bị các tổn thương tại chỗ của đường tiêu hóa như: Nứt kẽ hậu môn, viêm quanh hậu môn, nặng hơn có thể bị són phân, đại tiện không tự chủ, khi đó, trẻ sẽ bị bạn bè trêu chọc, xấu hổ, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ bị táo bón và các rối loạn tâm lý về sau.

Trẻ bị táo bón nghĩa là bị giảm tần suất đi ngoài, kèm theo đó là đau và khó đi ngoài, nguyên nhân là do khối phân to và cứng. Nếu nguyên nhân khiến trẻ con bị táo bón xác định là do thực thể thì bắt buộc phải điều trị bệnh lý thực thể, thì mới giải quyết được vấn đề táo bón. Nếu nguyên nhân là do chức năng, nếu ở mức độ mới (cấp tính) thì cha mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động của trẻ. Nếu đã táo bón mạn tính thì phải áp dụng các giai đoạn điều trị em bé bị táo bón cụ thể:

  • Giai đoạn đầu tiên: Thụt tháo để giải phóng đường tiêu hóa cho em bé bị táo bón.
  • Giai đoạn thứ 2: Kết hợp dùng thuốc nhuận tràng để trẻ không bị táo bón trở lại.
  • Giai đoạn thứ 3: Cải thiện, kết hợp tập luyện và dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón.

Tóm lại, khi trẻ con bị táo bón, biện pháp tốt là phụ huynh nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi về tiêu hóa để không bỏ sót các bệnh lý khác, giúp điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn

Bên cạnh đó, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?

Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

310 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan