Vì sao trẻ nói ngọng cần can thiệp sớm?

Rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với trẻ từ 2-6 tuổi. Tuy nhiên có nhiều bé đến tuổi tập nói thường bị ngọng, phát âm sai khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp cha mẹ làm rõ cách xử lý phù hợp khi trẻ nói ngọng quá và lời khuyên để hỗ trợ điều trị trẻ nói ngọng sớm.

1. Tổng quan

Nói ngọng là gì? Nói ngọng là một rối loạn phát âm thường xảy ra ở hầu hết trẻ em (đặc biệt là trẻ em lúc bắt đầu tập nói).

Quy trình tập nói của trẻ thông thường diễn ra như sau:

  • Trẻ lúc 2 tuổi: tập nói đúng các âm b, m, d, n, h, g, c
  • Trẻ từ 3-4 tuổi: ch, t, đ, v, ph, nh, ng, x
  • Trẻ từ 5-6 tuổi: kh, s, th, r, tr

Khoảng thời gian từ 2 đến 6 tuổi là giai đoạn quan trọng để trẻ rèn luyện cách phát âm như người lớn. Để đạt được độ thành thục nhất định, trẻ sẽ phải trải qua nhiều “sai lầm” lúc mới tập như: nói lắp, nói ngọng, phát âm không rõ từ. Tuy nhiên theo thời gian, thông qua việc học tập, bắt chước bố mẹ, mọi người xung quanh và khi cấu trúc hàm, môi, răng, lưỡi gà...của trẻ dần phát triển thì các tình trạng trên sẽ dần được cải thiện, lời nói của trẻ sẽ ngày càng rõ ràng hơn.

Vì thế, nếu thấy trẻ nói ngọng quá ở độ tuổi sớm (2-4 tuổi), các bậc cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Chỉ cần xác định là trẻ vẫn nghe được bình thường và không có dị tật ở vùng hầu họng là được.

can thiệp trẻ nói ngọng
Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều có thể khiến trẻ nói ngọng

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị nói ngọng

Trẻ em 2 tuổi lúc mới bắt đầu tập nói thì việc nói ngọng là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu đến 6,7 tuổi mà vẫn chưa sửa được thì được coi là bất thường, cha mẹ cần tìm hiểu thêm nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Theo một số tài liệu và nghiên cứu nhi khoa, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có khiếm khuyết trong quá trình phát triển ngôn ngữ như:

  • Một số trẻ ngậm núm vú giả nhiều, nếu kéo dài lưỡi sẽ có xu hướng thè ra ngoài. Nên về sau khi phát âm trẻ có xu hướng đẩy lưỡi ra ngoài (tật đẩy lưỡi) theo thói quen khiến âm bị chệch.
  • Rối loạn phát âm còn có thể là hậu quả của rối loạn hành vi. Nhiều trẻ khi còn nhỏ đã được cho chơi game, xem tivi quá nhiều dẫn tới tình trạng học ngôn ngữ không qua nghe, nói mà qua nhìn và nói, khiến cung thính giác không được kích thích và phát triển đúng cách. Những trẻ này ngoài nói ngọng còn dễ bị kích động, cáu giận.
  • Trẻ có xu hướng bắt chước giọng nói của người khác, đặc biệt là những người trong gia đình hoặc bạn bè trên lớp. Do vậy nếu tiếp xúc với người nói không rõ, phát âm không đúng trẻ dễ mắc lỗi sai tương tự.
  • Một số trẻ bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến đường phát âm như: bệnh xoang mũi, viêm VA...cũng dễ nói ngọng hơn những trẻ khác.
  • Trẻ bị một số tổn thương thực thể như: dị dạng đường phát âm, ngắn lưỡi (phanh lưỡi ngắn), sứt môi chẻ vòm, hở hàm ếch, tổn thương miệng...cũng là nguyên nhân gây ngọng.
  • Trẻ cũng có thể nói ngọng do bộ phận thính giác gặp vấn đề (nghe kém). Những trẻ bị suy giảm thính lực có thể nghe không đủ vốn từ để học nói đầy đủ, thành ra bị ngọng (tương tự như người điếc thì dễ bị biến chứng câm).

Tùy từng nguyên nhân mà trẻ nói ngọng quá sẽ được bác sĩ thăm khám và có hướng dẫn can thiệp trẻ nói ngọng sao cho phù hợp.

XEM THÊM: Dạy trẻ tập nói, chú ý phát hiện sớm dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ

can thiệp trẻ nói ngọng
Giúp trẻ nói rõ hơn bằng cách luyện phát âm chuẩn

3. Cách điều trị trẻ nói ngọng sớm

Vì một số lý do mà có những trẻ đến 6-7 tuổi vẫn không thể phát âm đúng, điều này gây ra một số ảnh hưởng như sau:

  • Trẻ gặp khó khăn trong việc bắt kịp giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, dễ tự ti, chán nản vì không phát âm “giống” mọi người.
  • Trẻ ngày càng lúng túng, bối rối ngại bày tỏ quan điểm với người khác (đặc biệt là với người lạ).
  • Việc nói ngọng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ (đặc biệt là kỹ năng đọc - viết), khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tiếng Việt lẫn ngoại ngữ.

Những hậu quả trên có thể khiến nhiều bậc phụ huynh bận tâm và lo lắng. Tuy nhiên việc can thiệp trẻ nói ngọng cũng không quá khó như nhiều người lầm tưởng. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo một số cách điều trị trẻ nói ngọng sớm như sau:

  • Thường xuyên lắng nghe và so sánh khả năng ngôn ngữ của trẻ với các bạn cùng lứa tuổi để nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Làm gương cho trẻ bằng cách luôn nói rõ ràng, phát âm chuẩn khi nói chuyện hàng ngày với con.
  • Khi nói chuyện với trẻ, nếu từ nào trẻ nói sai hãy lặp lại từ đó theo cách nói đúng, lặp lại trong những ngữ cảnh khác nhau để trẻ luyện nghe tự nhiên chứ không bắt buộc trẻ phải lập lại.
  • Tránh việc nói nhại, nói hùa theo những lời ngọng nghịu của trẻ. Vì trẻ học nói thông qua bắt chước các âm thanh nghe được nên không nên dạy trẻ bắt chước những âm sai.
  • Tuyệt đối không trêu chọc hay chê bai giọng nói của trẻ. Thay vào đó nên lắng nghe trẻ với thái độ tích cực, động viên, chủ động khen ngợi khi trẻ thể hiện nỗ lực trong việc học phát âm.
  • Giúp trẻ nói rõ hơn bằng cách dùng các câu ngắn, ngắt câu hoặc nhắc lại các mẫu câu gợi ý.

Trong quá trình điều trị trẻ nói ngọng sớm, các bậc cha mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng việc học nói không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần có thời gian luyện tập, thực hành thường xuyên trong thời gian dài. Do vậy sự kiên trì khi hướng dẫn là rất cần thiết.

Việc can thiệp trẻ nói ngọng nếu không được tiến hành sớm để tình trạng kéo dài đến khi trẻ lớn thì sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng (về mặt tâm lý, khả năng học tập, giao tiếp...). Do đó các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan bỏ qua lỗi này. Nếu việc điều trị ở nhà không tiến triển, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến khám và điều trị ở các cơ sở y tế có chuyên ngành âm ngữ trị liệu. Ở đây các bác sĩ sẽ kiểm tra các cấu trúc phát âm, tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nói sai và tìm cách hướng dẫn trẻ phát âm đúng hơn.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

30.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan