Xử trí an toàn dị vật đường thở ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Trọng - Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Nhi, phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Dị vật đường thở là một loại tai nạn sinh hoạt thường bắt gặp ở trẻ nhỏ, có thể dẫn đến tử vong hoặc gây ra nhiều di chứng nặng nề cho con trẻ. Do đó, xử trí an toàn dị vật đường thở ở trẻ em là kiến thức cần thiết mà phụ huynh nào cũng cần biết.

1. Dị vật đường thở là gì?

Dị vật đường thở là từ được dùng để chỉ những vật lạ bị rơi vào và mắc lại trong thanh khí hoặc phế quản. Thông thường, dị vật được chia thành hai loại chính bao gồm dị vật vô cơ và hữu cơ.

Dị vật đường thở là một tai nạn. Nếu dị vật nằm trong mũi thường sẽ dễ dàng chẩn đoán và điều trị, nhưng đối với dị vật thanh khí hoặc phế quản thì việc chẩn đoán và điều trị tương đối khó khăn và phức tạp, có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trường hợp xấu nhất là tử vong. Do đó, dị vật đường thở thường để chỉ những dị vật tại thanh khí hoặc phế quản.

Dị vật đường thở là tai nạn sinh hoạt rất khó lường, và có thể xảy ra tại mọi lứa tuổi, thường gặp nhất tại trẻ nhỏ và rất khó chẩn đoán cũng như điều trị. Tỉ lệ tử vong cao nhất là trẻ nhỏ có độ tuổi từ 1-6 tuổi. Các trường hợp tử vong chủ yếu ở người bệnh bị ngạt thở cấp hoặc nhiễm trùng nặng.

nôn trớ ở trẻ em
Mắc dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ nhỏ

2. Chẩn đoán dị vật đường thở ở trẻ em

Tiền sử của bệnh: tìm hiểu chi tiết về những dấu hiệu của hội chứng xâm nhập. Có thể có hai trường hợp xảy ra là có hội chứng xâm nhập trong người nhưng chúng đã được cơ thể đào thải ra ngoài hoặc ngược lại là có dị vật trong cơ thể nhưng không tìm ra hội chứng xâm nhập.

Hội chứng xâm nhập là một loại phản xạ bảo vệ của đường thở, dẫn đến 2 phản xạ cùng được xảy ra: phản xạ cơ thể co thắt thanh quản nhằm không cho dị vật đi xuống và phản xạ còn lại là ho để đẩy dị vật ra ngoài. Dẫn đến những triệu chứng lâm sàng là ngạt thở, tím tái, cơn ho kéo dài,... nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

3. Xử trí an toàn dị vật đường thở ở trẻ em

Quá trình điều trị hiện nay thường diễn ra theo 2 giai đoạn chính là cấp cứu ban đầucấp cứu chuyên khoa.

3.1. Cấp cứu ban đầu

Áp dụng cho những trường hợp khẩn cấp, tiến hành sơ cứu ban đầu cho người bệnh. Đối với những trường hợp bị ngạt thở do chất lỏng như sữa, bột,... khai thông đường thở cho trẻ nhỏ, nắm 2 cổ chân của trẻ đưa lên cao, và đầu phải được hướng xuống phía dưới, đồng thời tay kia vỗ thật mạnh lưng trẻ giúp đẩy dị vật ra ngoài.

cấp cứu hóc dị vật đường thở
Khai thông đường thở cho trẻ bị ngạt do chất lỏng

Còn đối với những trường hợp dị vật không phải chất lỏng cần phải thực hiện nghiệm pháp Heimlich.

  • Với trẻ nhỏ > 1 tuổi nên thực hiện nghiệm pháp Heimlich tại tư thế nằm.
  • Với trẻ < 1 tuổi, theo nghiên cứu y khoa, cấp cứu đầu tiên khi trẻ bị ngạt nên thực hiện là tiến hành thổi ngược lại (tương tự như hô hấp nhân tạo) bởi chấn thương bụng rất dễ xảy ra khi làm Heimlich.
  • Heimlich tư thế nằm: đầu tiên cần đặt bệnh nhân nằm ngửa, chỉnh phần đầu thấp, và nghiêng sang 1 bên, tiếp theo 2 bàn tay của người cứu nạn đặt chồng lên nhau và đè ngay tại vùng thượng vị, rồi ấn thật mạnh theo hướng đầu của bệnh nhân, tiến hành nhịp nhàng (ấn khoảng 4-5 cái 1 lần) nhằm ép phổi để không khí trong phổi có thể được tống ra ngoài đồng thời có khả năng đẩy cả dị vật ra ngoài.
  • Heimlich ngồi hoặc đứng: bạn hãy đứng sau lưng của nạn nhân, đưa tay của mình ra trước qua phần hông và đặt trước vùng thượng vị, đặt 2 tay chồng lên nhau, đồng thời cho lưng của nạn nhân dựa vào ngực bạn, sau đó ép thật mạnh vào vùng thượng vị của nạn nhân theo từng đợt (cũng tiến hành ép 4-5 cái 1 lần)
Động tác ép bụng (cơ động Heimlich)
Động tác ép bụng (cơ động Heimlich)

3.2. Cấp cứu đa khoa

Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện hô hấp nhân tạo, hoặc tiến hành mở khí quản để cấp cứu nếu phát hiện bệnh nhân ngạt thở:

  • Soi thanh khí phế quản của người bệnh để gắp dị vật
  • Nội soi phế quản người bệnh để gắp dị vật là phương pháp điều trị tối ưu nhất hiện nay.
  • Những dụng cụ y tế thường sử dụng: Máy nội soi phế quản, màn huỳnh quang tăng sáng, thòng lọng 2 dây, 4 dây, kìm gắp dị vật...
  • Dựa vào nội soi phế quản bác sĩ sẽ xác định được vị trí của dị vật trong cơ thể trẻ nhỏ và sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy dị vật ra ngoài.

Tai nạn sinh hoạt do dị vật đường thở ở trẻ nhỏ là những tình huống không thể lường trước trong cuộc sống hiện đại, có thể cướp đi mạng sống của trẻ. Với những phương pháp xử trí an toàn dị vật đường thở ở trẻ em nêu trên, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức bổ ích.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

879 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan