Nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng tránh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai là những vấn đề được nhiều sản phụ quan tâm.

1. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu khi mang thai

Tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn E.coli, khi bị đào thải ra ngoài qua phân chúng là nguyên nhân gây bệnh chính của các cơ quan khác gần hậu môn bao gồm đường tiết niệu và âm đạo.

Khi mang thai do khối lượng cơ tử cung tăng lên chèn ép vào đường tiết niệu gây chèn ép, ứ đọng nước tiểu. Nước tiểu có xu hướng bị trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

Thói quen uống ít nước gây cô đặc nước tiểu, nước tiểu ứ đọng và trào ngược dễ gây viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo gây viêm niệu đạo nếu không được điều trị sẽ có thể xâm nhập vào bàng quang gây viêm bàng quang và qua đường niệu quản gây viêm thận bể thận.

2. Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Đối với viêm niệu đạo và viêm bàng quang sẽ có các triệu chứng sau

  • Cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó - đôi khi phải rặn
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có lẫn máu
  • Người bệnh mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc thường không sốt
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu niệu.

Trường hợp viêm thận bể thận: Khi viêm niệu đạo và viêm bàng quang không được điều trị dẫn đến biến chứng viêm thận bể thận cấp với các biểu hiện

  • Sốt cao (39 - 40 độ C), rét run, mạch nhanh
  • Tiểu buốt, tiểu khó
  • Nước tiểu đục, có khi có lẫn máu
  • Đau vùng thắt lưng là triệu chứng hay gặp, đau có khi âm ỉ, cũng có khi đau dữ dội từng cơn, xuyên xuống hố chậu và xuống bộ phận sinh dục
  • Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn
  • Bệnh cảnh thường xuất hiện trên những người có sỏi đường tiết niệu, dị dạng đường tiết niệu
  • Xét nghiệm nước tiểu thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn (bạch cầu dương tính, nitrite dương tính), có thể thấy hồng cầu trong nước tiểu
  • Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy thận cấp... ảnh hưởng tới mẹ và bé, nguy cơ sảy thai, đẻ non, thai chết lưu, trẻ đẻ ra nhẹ cân...
Viêm đường tiết niệu
Buồn nôn hay nôn, mệt mỏi chán ăn là triệu chứng của viêm đường tiết niệu

3. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai

Phương thức điều trị đối với phụ nữ khi mang thai bị viêm niệu đạo và viêm bàng quang

  • Bệnh nhân được điều trị ngoại trú sử dụng kháng sinh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống
  • Kháng sinh được lựa chọn là nhóm beta-lactam, có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai không ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Ăn tăng cường các loại rau, quả chứa nhiều vitamin C, uống nhiều nước.

Điều trị trường hợp viêm thận bể thận cấp

  • Là bệnh cấp tính nên người bệnh được điều trị tích cực tại bệnh viện
  • Sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ hoặc khi chưa có kết quả kháng sinh đồ điều trị kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm của bác sĩ
  • Đánh giá theo dõi tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp
  • Trường hợp người bệnh có sỏi hay dị dạng đường tiết niệu, sản phụ được đặt tạm thời dẫn lưu nước tiểu qua sonde.
viêm đường tiết niệu
Chế độ ăn uống đầy đủ chất, uống đủ nước để phòng ngừa viêm đường tiết niệu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

76.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Altamet
    Công dụng thuốc Altamet 250

    Altamet 250 được sử dụng để điều trị các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Altamet thuộc nhóm thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • nidaref 250
    Công dụng thuốc Nidaref 250

    Nidaref 250 thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm, được bào chế ở dạng viên nang. Thành phần chính của thuốc Nidaref 250 bao gồm cefradin được chỉ định trong điều trị viêm amidan, ...

    Đọc thêm
  • Thuốc được bào chế dạng bột pha
    Công dụng thuốc Acurox 750mg

    Acurox là thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc được bào chế dạng bột pha dung dịch tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn có biến ...

    Đọc thêm
  • Coducefa
    Công dụng thuốc Coducefa

    Coducefa là một loại kháng sinh đường uống dùng theo đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc Coducefa có công dụng gì? Liều dùng Coducefa thế ...

    Đọc thêm
  • clavmarksans
    Công dụng thuốc Clavmarksans

    Clavmarksans là kháng sinh chứa thành phần Amoxicillin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn sinh bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Vậy sử dụng thuốc như thế nào để đảm bảo hiệu ...

    Đọc thêm