Phẫu thuật chấn thương sọ não như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Hường - Bác sĩ Nội thần kinh - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Chấn thương sọ não là một loại chấn thương dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao. Khi một người bị tai nạn dẫn đến chấn thương sọ não, đặc biệt là bị đa chấn thương, cần lập tức đưa đến bệnh viện để được khám toàn diện và xử lý kịp thời.

1. Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não chứa đựng nguy cơ tử vong rất cao. Nguyên nhân chính gây chấn thương sọ não là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai nạn do thảm họa, tai nạn xã hội, chấn thương đầu do sinh đẻ... Trong đó, tử vong do tai nạn giao thông chiếm 60%, trong số này một nửa chết trước khi vào viện. Với tình hình giao thông hỗn loạn, thiếu kiến thức về an toàn giao thông, tỷ lệ tai nạn giao thông ở Việt Nam được xếp hạng là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới.

Do vậy, chấn thương sọ não đang là một nỗi lo đối với ngành y tế nói riêng và xã hội nói chung. Nhằm hạn chế các vụ tai nạn thương tâm do tai nạn gây ra, cũng như các trường hợp chấn thương sọ não, Việt Nam cùng các nước trên thế giới đang sử dụng các biện pháp để kiểm soát tình hình trên như: tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm, chấp hành luật an toàn giao thông...

Khi xảy ra tai nạn, nạn nhân có nguy cơ bị tổn thương đầu ở khu vực ngoài hộp sọ hoặc khu vực hộp sọ vào trong. Các tổn thương ngoài hộp sọ bao gồm: rách da đầu, tụ máu dưới da đầu, thường > 16 tuổi, tụ máu dưới lớp Galea: < 16 tuổi, tụ máu dưới màng xương: chấn thương do sinh đẻ. Các tổn thương từ hộp sọ vào trong bao gồm: nứt xương sọ, vỡ lún sọ, vỡ nền sọ, máu tụ ngoài màng cứng, máu tụ dưới màng cứng, máu tụ trong não, dập não, xuất huyết trong não thất, xuất huyết thân não, tổn thương sợi trục lan tỏa: thường nặng, có thể tử vong và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Trong chấn thương sọ não, tụ máu não là tổn thương thường xuyên gặp nhất. Nếu kích thước khối máu này lớn, gây chèn ép não, thì bác sĩ chỉ định phẫu thuật để lấy máu tụ và cầm máu. Trong trường hợp, bệnh nhân bị tụ máu ngoài màng cứng, dưới màng cứng phẫu thuật không khó khăn, nhưng trường hợp bệnh nhân bị tụ máu trong nhu mô não sẽ cần tiến hành các kỹ thuật phẫu thuật phức tạp, việc hồi sức và điều trị sau mổ cũng khó hơn.

Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não chứa đựng nguy cơ tử vong rất cao

2. Các bước tiến hành phẫu thuật chấn thương sọ não

Nguyên tắc khi cấp cứu chấn thương sọ não là phải nhanh chóng khai không đường thở. Cần phải đánh giá toàn diện tất cả các thương tổn để tránh bỏ sót làm ảnh hưởng đến việc cứu chữa bệnh nhân.

2.1 Cấp cứu và chăm sóc ngay khi nhập viện

Ngay khi bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bác sĩ tiến hành khám xét toàn diện nhằm cứu chữa khẩn cấp và ưu tiên đường thở, xác định chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị.

Cho đến khi có kết quả chụp X-quang cột sống cổ, bác sĩ sẽ cố định cột sống cổ ngay từ đầu cho bệnh nhân, đồng thời, làm thông đường thở: hút dịch trong miệng và hút qua mũi. Nếu cần đặt nội khí quản hoặc mở khí quản khi có vỡ xương hàm trên hoặc hàm dưới nhằm bảo đảm thông khí và nhịp thở, thông khí đủ. Kiểm soát chảy máu, bảo đảm tuần hoàn (huyết áp tâm thu > 90mmHg). Đánh giá các dấu thần kinh nhanh như: sự tỉnh táo, giọng nói, đau, đáp ứng chính xác hay không.

Tất cả các biện pháp khám xét ban đầu và cứu chữa bệnh nhân phải thực hiện song song.

Chỉ định chụp X-quang sọ: Tất cả các chấn thương đầu phải được chụp X-quang sọ, nhằm đánh giá các thương tổn của xuơng sọ. Trong trường hợp chỉ định chụp CT Scan đầu ngay khi vào viện thì không cần thiết phải chụp X-quang sọ vì khi chụp CT Scan đầu thường có mở cửa sổ xương để khảo sát đầy đủ tổn thương xương sọ.

2.1.1 Một số biện pháp làm giảm áp lực trong sọ

Phẫu thuật loại bỏ khối máu tụ trong sọ

Khi tiến hành phẫu thuật lấy tụ máu, nếu áp lực trong não quá lớn, bác sĩ phải cắt một phần hộp sọ, gửi bảo quản ở ngân hàng mô. Quá trình mổ nắp sọ để bảo quản trong ngân hàng mô và trước khi ghép lại xương sọ cho bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật là người quyết định phần xương sọ này còn tốt không và có thể gửi bảo quản được không?

Tùy vào tình hình sức khỏe cũng như khả năng phục hồi của bệnh nhân, bác sĩ tiến hành lắp lại nắp sọ. Có bệnh nhân sẽ được tiến hành lắp sọ ở tuần thứ 6 sau lần mổ đầu, có người cần đợi thêm 6 tháng - 1 năm mới có thể phẫu thuật đặt lại nắp sọ. Sau phẫu thuật nắp sọ, là ghép nắp sọ nhằm mục đích thẩm mỹ và bảo vệ phần mềm (màng não và não) bên dưới chỗ bị khuyết xương.

Nếu chỗ khuyết sọ nhỏ thì có thể giữ nguyên trạng, không cần phải tái tạo lại nắp sọ. Để nhanh chóng phục hồi cả về sức khỏe lẫn thể chất, người bệnh, cần tuyệt đối tránh các chất kích thích hệ thần kinh, thí dụ như rượu. Cần tiếp tục tập luyện qua các chương trình vật lý trị liệu nếu còn khó khăn về vận động.

Phẫu thuật
Khi tiến hành phẫu thuật lấy tụ máu, nếu áp lực trong não quá lớn, bác sĩ phải cắt một phần hộp sọ

Dẫn lưu dịch não tuỷ

Đặt một ống dẫn lưu mềm bằng silicon vào trong não thất để làm giảm áp lực trong sọ là một biện pháp mang lại hiệu quả cao ngay sau đó. Ống dẫn lưu sẽ được mở mỗi 4 giờ để giữ áp lực trong sọ luôn < 20mmHg.

Mở rộng sọ giải áp

Đây là biện pháp giảm áp lực trong sọ một cách nhanh chóng và có hiệu quả ngay sau khi giải áp. Các thực hiện là mở rộng sọ giải áp thuỳ trán hai bên hoặc thái dương - trán - đính một bên hoặc hai bên tuỳ theo thương tổn.

  • Liệu pháp thẩm thấu bằng dung dịch ưu trương (osmotherapy)
  • Gây ngủ bằng Barbiturate:

Barbiturate làm giảm chuyển hoá não và giảm áp lực trong sọ, thật ra, cũng chưa có một thử nghiệm lâm sàng nào chúng minh đầy đủ và rõ ràng lợi ích của barbiturate. Nếu sử dụng barbiturate kéo dài sẽ làm bệnh nhân tỉnh chậm và khả năng nhiễm trùng bệnh viện có thể xảy ra

Tăng thông khí (hyperventilation)

Sử dụng tăng thông khí thường qui và kéo dài ở những bệnh nhân chấn thương đầu làm cho kết quả xấu hơn nhũng bệnh nhân có CO2 máu bình thường. Điều này có lẽ do giảm đi dòng máu não dẫn tới thiếu máu não thứ phát.

Biện pháp hạ thân nhiệt (hypothermia):

  • Biện pháp hạ thân nhiệt tức là giữ nhiệt độ ở mức 30 – 33 độ C, nhược điểm của phương pháp này là nó đi kèm với thông khí kéo dài và do đó tăng nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ , hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán chấn thương sọ não

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

89.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan