Rối loạn thần kinh liên quan đến suy dinh dưỡng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hòa - Bác sĩ Nội đa khoa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Suy dinh dưỡng trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến một loạt các hệ thống cơ quan kể cả hệ thống thần kinh trung ương như suy dinh dưỡng năng lượng protein, thiếu iốt, thiếu vitamin A và thiếu máu do thiếu sắt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới tình trạng thiếu hụt thực phẩm kéo dài ảnh hưởng đến khoảng 792 triệu người trên thế giới. Hơn 15% số năm sống bị mất đi do bị bệnh tật và tử vong (DALYs) bị mất trên toàn cầu được ước tính là do suy dinh dưỡng, tập trung chủ yếu vào các rối loạn thần kinh liên quan đến suy dinh dưỡng.

1. Tại sao suy dinh dưỡng lại gây rối loạn thần kinh?

roi-loan-kinh-lien-quan-den-suy-dinh-duong-1
Suy dinh dưỡng lại gây rối loạn thần kinh

Các chất dinh dưỡng là nguyên liệu cần thiết cho các sinh vật sống, đặc biệt là con người, chia thành 2 nhóm chính:

  • Các chất dinh dưỡng đa lượng là các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng gồm: protein (đạm), carbohydrate (đường) và chất béo (mỡ).
  • Các chất vi chất dinh dưỡng là các vitamin (A, B, C, E...) và khoáng chất (Iod, Zn, Mg, ...).

Các chất dinh dưỡng đa lượng có khả năng cung cấp năng lượng và thành phần thiết yếu để xây dựng cơ thể, trong khi các vi chất dinh dưỡng là các hạng mục xây dựng đặc biệt, chủ yếu là các enzyme giúp hoạt động của cơ thể được thực hiện tốt. Thuật ngữ suy dinh dưỡng được sử dụng cho cả hai yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng. Các vấn đề về vi chất dinh dưỡng và vi lượng thường xuyên xảy ra cùng nhau, do đó kết quả xét nghiệm ở người bệnh thường bị kết hợp và không thể tách ra.

2. Các rối loạn thần kinh do thiếu chất dinh dưỡng

Tổ chức Y tế thế giới đã thống kê một số chất dinh dưỡng góp phần gây rối loạn thần kinh nếu không được cung cấp đầy đủ và lượng cần thiết của các chất dinh dưỡng đó được các chuyên gia khuyến cáo dành cho người lớn như sau:

roi-loan-kinh-lien-quan-den-suy-dinh-duong-2
Một số chất dinh dưỡng góp phần gây rối loạn thần kinh

Vấn đề dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của phục hồi chức năng ở tất cả các đối tượng khuyết tật, đặc biệt là ở bệnh nhân thần kinh và có phẫu thuật thần kinh.

Các chẩn đoán thường gặp của bệnh nhân nhập viện tại khoa chăm sóc đặc biệt về thần kinh như chấn thương sọ não, đột quỵ, u não, chấn thương tủy sống, bệnh thoái hóa (đa xơ cứng, xơ cứng teo cơ, bệnh Alzheimer, Parkinson) hoặc rối loạn vận động, Hội chứng Guillain-Barre.

Trong quá trình nhập viện, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như do chán ăn, no nhanh, khó thở, khó ngửi, bất động, trầm cảmrối loạn nuốt, ví dụ như chứng khó thở hoặc do người bệnh cần các thiết bị hỗ trợ sự sống hoặc điều trị như ống mở khí quản. Hay các chấn thương hoặc liệt dây thần kinh nên người bệnh cần nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch hoặc cho ăn qua ống sonde dạ dày.

3. Phòng bệnh

Về mặt lý thuyết, việc ngăn ngừa các biến chứng thần kinh do suy dinh dưỡng rất đơn giản bằng cách xóa đói và giảm nghèo. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp rối loạn thần kinh liên quan đến suy dinh dưỡng lại xảy ra ở các quốc gia nghèo. Việc thừa nhận xóa đói giảm nghèo nói thì dễ nhưng thực hiện thì lại rất khó. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các quốc gia nên có một số chiến lược được sử dụng để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như sau:

  • Đa dạng hóa thức ăn và sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.
  • Bổ sung thêm một bổ sung vi chất dinh dưỡng, ví dụ như thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Phương pháp này được sử dụng với vitamin A ở một số lượng lớn các quốc gia thu nhập thấp, như ở Việt Nam có chương trình Phòng chống thiếu vitamin A, trẻ từ 6 - 36 tháng sẽ được bổ sung vitamin A 1 năm 2 lần.
  • Tăng cường thêm nhiều vi chất dinh dưỡng vào một loại thực phẩm thông thường. Ví dụ như muối bổ sung I-ốt đang được áp dụng nhiều nơi trên thế giới.

Cả thế giới đang phải nỗ lực để đối phó với các bệnh do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây ra. Việc bổ sung i-ốt vào tất cả các loại muối là một cách rất thành công để ngăn ngừa các biến chứng thần kinh do thiếu i-ốt. Bổ sung vitamin A cho trẻ em dưới một tuổi để nhằm phòng ngừa mù lòa do thiếu vitamin A. Hoặc bột được bổ sung folate đã được chứng minh làm giảm sự xuất hiện của các khuyết tật ống thần kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: who.int, ncbi

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

924 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan