Bị bốc hỏa: Những điều cần lưu ý để ứng phó

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Khắc Hiệu - Bác sĩ sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bốc hỏa là dấu hiệu phổ biến nhất của thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh. Hơn 2/3 phụ nữ Bắc Mỹ đang bước vào thời kỳ mãn kinh kèm theo đó là những cơn bốc hỏa. Bốc hỏa cũng có thể xảy ra với những phụ nữ bắt đầu mãn kinh sau khi hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Vậy bị bốc hỏa phải làm sao?

1. Bốc hỏa là gì?

Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, bắt đầu với cảm giác bốc hỏa mặt và đổ mồ hôi. Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bốc hỏa, nhưng tình trạng này có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ estrogen. Người bị bốc hỏa thường bắt đầu bằng cảm giác bốc hỏa ở mặt, sau đó lan nhanh ra các vị trí khác, kèm theo đó là toát mồ hôi. Một số phụ nữ bị bốc hỏa, kèm theo nhịp tim nhanh, cảm giác ớn lạnh...

Bốc hỏa thường xảy ra khi bạn đang ngủ, khiến bạn thức giấc và gây nên tình trạng mất ngủ. Bạn thường bị thức giấc vì thấm ướt mồ hôi.

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở những người bị bốc hỏa, bao gồm:

  • Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường
  • Bốc hỏa đổ mồ hôi, khuôn mặt đỏ ửng
  • Xuất hiện cảm giác nóng lạnh không đều, thỉnh thoảng kèm theo đó là những cơn ớn lạnh toàn thân
  • Cảm giác nóng bừng từng cơn vào ban đêm, bốc hỏa gây mất ngủ
  • Bốc hỏa thường kéo dài từ 2-3 phút, sau đó bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi.
Mệt mỏi
Bốc hỏa thường kéo dài tầm 2-3 phút

2. Bốc hỏa kéo dài trong bao lâu?

Cường độ của cơn bốc hỏa thường thay đổi, chúng không cố định. Bốc hỏa bắt đầu từ mặt rồi làm thay đổi cả gương mặt, sau đó lan tỏa đến các vị trí khác trên cơ thể kèm theo đổ mồ hôi. Mỗi người lại có tần số xuất hiện của cơn bốc hỏa khác nhau. Có những người liên tục xuất hiện và rất khó chịu, có những người chỉ thỉnh thoảng mới bị một cơn. Bốc hỏa có thể xảy ra trước thời kỳ mãn kinh và kéo dài sau đó đến chục năm.

Bốc hỏa là nguyên nhân gây nên mất ngủ mãn tính bởi chúng thường xảy ra trong khi bạn đang ngủ. Ban đêm, bốc hỏa khiến bạn thức giấc và thấm đẫm mồ hôi. Ban ngày, bốc hỏa gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bạn.

Thêm vào đó, khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, sẽ xuất hiện những cơn bốc hỏa, kèm theo đó là có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm. Những đối tượng này cũng thường gặp phải chứng rối loạn giấc ngủ nguyên phát.

Khoảng 2 trong 10 phụ nữ không bao giờ bị bốc hỏa. Một số khác chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, có một số trường hợp người bị bốc hỏa kéo dài đến hơn 10 năm hoặc thậm chí hơn thế. Tuy nhiên, trung bình, chị em phụ nữ thường bị bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi đêm trong khoảng 7 năm.

3. Làm gì để phòng ngừa bốc hỏa

Bạn không thể ngăn chặn chứng bốc hỏa xuất hiện khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên, bạn có thể tránh xa các tác nhân khiến những cơn bốc hỏa xuất hiện thường xuyên hơn và trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

Caffeine
Không sử dụng caffein khi bước vào thời kỳ mãn kinh
  • Rượu
  • Thức ăn cay
  • Mặc quần áo chật
  • Nhiệt độ
  • Khói thuốc lá

Chị em cần có biện pháp kịp thời để dập tắt cơn bốc hỏa đó chính là làm mát cơ thể, ngay khi những dấu hiệu đầu tiên của bốc hỏa xuất hiện. Bạn có thể thường xuyên uống nước lạnh, sử dụng những thực phẩm có tính mát cho cơ thể.

Bên cạnh đó, cần thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, loại bỏ những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng để hạn chế tình trạng bốc hỏa trở nên nghiêm trọng. Chị em cũng cần loại bỏ các chất kích thích như bia, rượu...khi xuất hiện bốc hỏa về đêm.

Giữ tâm lý ổn định, tinh thần thoải mái là điều cần thiết nhằm hạn chế cơn bốc hỏa bùng phát. Bạn có thể nghe nhạc, xem phim, tập yoga....giúp cải thiện tâm trạng. Vào ban đêm, bạn nên để nhiệt độ phù hợp nhằm làm giảm nhiệt độ phòng, ngoài ra bạn không nên mặc quần áo chật, tránh tình trạng khó chịu, bứt rứt.

Hãy thử tập thở sâu (6 đến 8 nhịp thở mỗi phút). Tập thở sâu trong 15 phút vào buổi sáng, 15 phút vào buổi tối và khi bắt đầu dấu hiệu đầu tiên của bốc hỏa.

Luyện tập thể dục hàng ngày như đi bộ, bơi lội, đi xe đạp và khiêu vũ đều là những lựa chọn tốt cho những chị em bị bốc hỏa. Estrogen có nguồn gốc từ thực vật, được tìm thấy trong các sản phẩm được chiết xuất từ đậu nành, có thể có tác dụng làm giảm các cơn nóng do bốc hỏa gây ra. Các bác sĩ khuyên bạn nên lựa chọn thực phẩm được làm từ đậu nành như đậu phụ thay vì sử dụng chất bổ sung . Một số nghiên cứu cho thấy cohosh đen có thể đem lại tác động tích cực ít nhất trong 6 tháng. Sử dụng thảo dược có thể có tác dụng phụ hoặc thay đổi tác dụng của các loại thuốc mà bạn đang dùng, vì vậy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

đi bộ
Tập thể dục mỗi ngày để cải thiện tình hình sức khỏe để hạn chế tình trạng bốc hỏa

4. Điều trị bốc hỏa

Một số trường hợp bị bốc hỏa không cần điều trị mà chúng sẽ tự biến mất.

Nếu bốc hỏa gây phiền toái hoặc gây rắc rối cho bạn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liệu pháp thay thế hormone ( HRT) trong một giới hạn về thời gian nhất định, thường là 5 năm. Biện pháp này giúp ngăn ngừa bốc hỏa cho nhiều trường hợp.

Thêm vào đó, nó có thể giúp cải thiện các triệu chứng mãn kinh khác, bao gồm khô âm đạo và rối loạn tâm trạng.

Khi bạn ngừng dùng HRT, các cơn nóng có thể quay trở lại. Một số liệu pháp thay thế hormone ngắn hạn có thể khiến bạn dễ bị cục máu đông, ung thư vú, nội mạc tử cung và viêm túi mật.

Nếu HRT không phù hợp với bạn, bạn có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác, giúp giảm tác động do bốc hỏa gây ra. Dưới đây là một số loại thuốc được bác sĩ kê toa, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp như fluoxetine( Prozac, Rapiflux), paroxetine ( paxil, Pexeva) hoặc Venlafaxine ( Effexor).
  • Clonidine, một loại thuốc huyết áp
  • Gabapentin, một loại thuốc chống động kinh
  • Britorelle, một công thức paroxetine dành riêng cho các cơn bốc hỏa
  • Duavee, một công thức estrogen / bazedoxifene liên hợp được thiết kế để điều trị các cơn bốc hỏa
Thuốc Avodart chữa phì đại tiền liệt tuyến
Người bệnh có thể tự điều trị bằng cách sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn

Các vitamin B, vitamin E và ibuprofen phức tạp cũng có thể giúp ích. Điều quan trọng là bạn cần nói chuyện với bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung mới nào, kể cả các sản phẩm không kê đơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

59K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan