Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung thế nào?

Lạc nội mạc tử cung là một tình trạng bệnh hay gặp phải ở nữ giới. Tuy nhiên, các triệu chứng và diễn biến của bệnh thường khác nhau đối với mỗi người. Nhiều trường hợp không cảm thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, hoặc thấy rất ít. Tuy nhiên, một số người khác lại xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt của căn bệnh này. Nếu bạn đang nghi ngờ bị mắc lạc nội mạc tử cung, bạn nên thực hiện việc chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt để kịp thời đưa ra các phương hướng điều trị bệnh.

1. Lạc nội mạc tử cung là bệnh gì?

Thông thường, ở buồng tử cung của người phụ nữ luôn có một lớp niêm mạc bao phủ trên bề mặt. Vào thời kỳ kinh nguyệt, nếu sự thụ thai không diễn ra (trứng không gặp được tinh trùng), lớp niêm mạc này sẽ bong ra và dẫn tới chảy máu kinh nguyệt. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của lớp niêm mạc tử cung này đối với những người bị lạc nội mạc tử cung sẽ diễn ra một cách bất thường. Thay vì chảy ra ngoài cơ thể, máu kinh kèm theo các mô tử cung sẽ chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và buồng trứng, đọng lại và phát triển ở bên ngoài tử cung. Tình trạng này nếu tiếp diễn trong một thời gian dài có thể dẫn tới chảy máu và viêm nhiễm ở bên trong.

Lạc nội mạc tử cung xảy ra phổ biến nhất đối với những phụ nữ đang ở độ tuổi sinh sản và nó thường ảnh hưởng tới các cơ quan bên ngoài tử cung, bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột, bàng quang, khoang bụng và các mô trong sàn chậu. Lạc nội mạc tử cung là một căn bệnh khá lành tính và không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nó có thể gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu cho người mắc phải, thậm chí để lại các mô sẹo và nguy cơ cao bị vô sinh.

Ung thư nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra phổ biến ở phụ nữ độ tuổi sinh sản

2. Các triệu chứng thường gặp của lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung thường gây ra một số triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện các cơn đau ở vùng bụng dưới, vùng lưng dưới hoặc vùng chậu.
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Đau khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện
  • Chảy máu nhiều trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Kinh nguyệt không đều
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tâm trạng thay đổi do các cơn đau
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Khó tiêu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Máu lẫn trong phân và nước tiểu
  • Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
  • Vô sinh

Khi phát hiện cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, tốt nhất, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và nhận phương pháp điều trị phù hợp trước khi bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Đau bụng dưới
Đau bụng là dấu hiệu điển hình của lạc nội mạc tử cung

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung có thể xảy ra đối với hầu hết phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, nhất là người ở độ tuổi từ 30 trở lên. Dưới đây là những yếu tố chính có thể làm tăng nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung ở nữ giới, bao gồm:

  • Đã có tiền sử bị viêm vùng chậu
  • Có kinh nguyệt sớm (trước 12 tuổi)
  • Có tử cung bất thường về hình dạng và kích thước
  • Mắc chứng trào ngược kinh nguyệt
  • Mãn kinh muộn
  • Bị rối loạn kinh nguyệt
  • Có nồng độ estrogen cao
  • Gia đình có người bị mắc bệnh (bà, mẹ, chị hoặc em gái)
  • Chưa mang thai bao giờ

4. Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

Khi xuất hiện những triệu chứng được nghi ngờ là dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung, phụ nữ nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhằm xác định chính xác về tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm phổ biến thường được áp dụng trong việc chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, bao gồm:

  • Khám vùng chậu: xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề như u nang hoặc mô sẹo ở tử cung. Ngoài ra, khám vùng chậu cũng giúp tìm ra nguyên nhân cụ thể gây chảy máu bất thường ở tử cung. Tuy nhiên loại xét nghiệm chẩn đoán này không đủ để kết luận liệu bạn có đang mắc phải lạc nội mạc tử cung hay không. Vì vậy, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác.
  • Siêu âm: bác sĩ sẽ sử dụng sóng âm thanh tần số cao để tạo ra một hình ảnh của cơ quan sinh sản trong cơ thể. Trong quá trình kiểm tra, kỹ thuật viên có thể đặt đũa quét siêu âm, được gọi là đầu dò, vào âm đạo hoặc di chuyển nó qua bụng của bạn. Mặc dù siêu âm không phải là biện pháp tốt nhất, chuẩn xác nhất để phát hiện ra lạc nội mạc tử cung, nhưng nó lại rất hiệu quả trong việc tìm ra các u nang buồng trứng- vấn đề thường gặp ở những phụ nữ mắc căn bệnh này.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này có thể tạo ra một hình ảnh rõ ràng về bên trong cơ thể của người bệnh mà không cần phải sử dụng tia X. Bên cạnh đó, thông qua xét nghiệm MRI, bác sĩ có thể xác định và đưa ra đánh giá toàn diện về vị trí cũng như mức độ của các khối lạc nội mạc tử cung.
  • Nội soi: khi các phương pháp xét nghiệm trước đó không đưa ra được kết luận chính xác liệu bạn có bị lạc nội mạc tử cung hay không, lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi ổ bụng. Trong quá trình xét nghiệm, một vết cắt nhỏ ở gần bụng sẽ được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, sau đó, dụng cụ nội soi được đặt vào nhằm kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu nào của lạc nội mạc tử cung hay không.

Khi phát hiện có dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bác sĩ định hướng cho bạn kế hoạch điều trị hợp lý để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của bệnh gây ra, đồng thời làm giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Nội soi buồng tử cung
Phương pháp nội soi giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

5. Làm thế nào để kiểm soát lạc nội mạc tử cung?

Khi mắc lạc nội mạc tử cung, người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau dữ dội và vô cùng mệt mỏi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Để kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và phòng ngừa bệnh tiến triển, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, gồm nhiều rau xanh và ít chất béo
  • Không sử dụng các chất kích thích, có chứa cồn như bia, rượu. Những chất này có thể làm nặng hơn các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung
  • Bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên trong ngày
  • Luôn giữ một tâm lý thoải mái và lạc quan
  • Nên tắm hoặc chườm ấm để giảm nhẹ các cơn đau do co thắt các cơ chậu
  • Tập thể dục thường xuyên, có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với khả năng của bản thân, chẳng hạn như yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe,...
  • Bạn nên kê một chiếc gối ở phần sau của đầu gối khi nằm
  • Tìm đến các liệu pháp điều trị khác như liệu pháp phản hồi sinh học hoặc các kỹ thuật giúp thư giãn.

Để giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa khác, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản, giúp khách hàng phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. Sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa (Ung thư cổ tử cung) ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản dành cho khách hàng là nữ giới, không giới hạn độ tuổi và có thể có những triệu chứng như sau:

  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo
  • Gặp vấn đề về kinh nguyệt: chu kỳ kéo dài bất thường, kinh nguyệt không đều
  • Dịch âm đạo bất thường (có mùi hôi, màu sắc khác bình thường)
  • Đau, ngứa vùng kín
  • Khách hàng nữ có một vài yếu tố nguy cơ như vệ sinh cá nhân không tốt, quan hệ tình dục không an toàn, nạo phá thai,...
  • Khách hàng nữ có triệu chứng khác như: Dịch âm đạo bất thường, ngứa, đau vùng kín, chảy máu âm đạo bất thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan