Củ gai có tác dụng gì với bà bầu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Củ gai một cái tên nghe không lạ trong dân gian của người Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng biết đến cái tên này vì nó là một vị thuốc cổ truyền quý giá có tác dụng an thai, cầm máu, làm mát cơ thể. Vậy củ gai nó có tác dụng gì với bà bầu, bài viết dưới đây cho các bạn biết rõ hơn.

1. Củ gai là gì?

Củ gai là rễ của cây lá gai có tên khoa học là Boehmeria nivea (L.) Gaud, họ Gai (Urticaceae).

Cây gai là loại cây nhỏ, cao tầm từ 1 đến 2m, thân cứng và hóa gỗ ở gốc cây. Cành cây có màu đỏ nhạt, được phủ nhiều lông bám sát cành. Lá mọc thành so lo nhau có hình trái xoan hoặc hình quả trứng, gốc cây tròn có đầu thuôn nhọn dài tầm từ 7 đến 16cm, rộng từ 5 đến 9cm.

Củ gai tươi có rễ hình trụ, hơi cong dài từ 7 đến 26cm có đường kính từ 0,9 đến 3cm. Mặt ngoài của củ gai có màu nâu sẫm, có những vết nhăn kéo dài theo chiều dọc và chiều ngang, có lỗ bì và các vết tích của thân rễ con. Tính chất mùi của củ gai có mùi nhẹ, vị hơi nhạt và nhai dính vào răng.

2. Củ gai có tác dụng gì cho bà bầu?

2.1. Củ gai có tác dụng chữa động thai, có dịch ở màng nuôi, bong rau thai và dọa sảy thai

Khi quá trình mang thai của các bà mẹ có các dấu ra dịch màu đỏ hoặc màu nâu ở âm đạo, nước tiểu có màu đục các dấu hiệu này báo hiệu bà mẹ có thể bị động thai. Củ gai có tác dụng an thai cho các bà mẹ mang bầu, kết hợp cùng uống thuốc bổ vitamin để mang lại hiệu quả cho các bà mẹ.

2.2. Hỗ trợ mẹ bầu dưỡng thai

Quá trình mang thai ba tháng đầu tiên của thai kỳ đây là khoảng thời gian thai nhi yếu nhất. Chính vì thế việc sử dụng củ gai đun lên lấy nước cho các bà mẹ mang thai uống và cùng với đó là kết hợp ăn uống các chất bổ dinh dưỡng từ tự nhiên sẽ giúp cho thai bám chắc và thành của tử cung, từ đó làm cho sức đề kháng và sức khỏe bà mẹ mang thai rất tốt.

2.3. Tăng tỉ lệ thành công trong quá trình chuyển phôi (IVF)

Khi các cặp vợ chồng bị hiếm muộn, phương pháp sử dụng IVF ngày nay là phương pháp tốt nhất và độ chính xác cao, hiệu quả để cho các cặp vợ chồng có con. Phương pháp này quan trọng là lúc giai đoạn của chuyển phôi, đây là khâu quyết định tỷ lệ thành công hoặc không thành công. Do đo, các bà mẹ cần chú ý về chế độ ăn uống cũng như sức khỏe của giai đoạn này.

Để tỷ lệ thành công cho quá trình chuyển phôi của các cặp vợ chồng thực hiện IVF, các bác sĩ khuyên các bà mẹ kết hợp giữa ăn uống và uống nước củ gai để tăng cao tỷ lệ thành công cho phương pháp này. Củ gai là một thảo dược rất an toàn, có nhiều và dễ uống mà không mang lại tác dụng phụ cho cac bà bầu.

3. Cách sắc uống củ gai tươi giúp an thai

Củ gai tươi được chế biến sơ chế theo nhiều cách khác nhau như: luộc, hầm, nướng hoặc đun lên để lấy nước uống cho các bà mẹ. Tuy nhiên để công dụng của củ gai an thai được phát huy tối đa nhất thì giả pháp cuối cùng là đun sắc lên cho các bà mẹ uống là tốt nhất.

Khi bà mẹ bị các triệu chứng động thai, có tụ dịch sau màng nuôi, có máu, khuyên các bà mẹ sử dụng đun sắc củ gai lên để uống. Trong 3 ngày đầu, rửa sạch và thái lát mỏng củ gai khoảng từ 1 đến 1,2cm. Chuẩn bị từ 150g đến 200g củ gai cùng với 1 lít nước đun sôi trong vòng 40 phút. Một ngày đun tầm từ 2 đến 3 lần và lấy nước uống.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

128.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan