Đau lưng trong thời kỳ mang thai

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên - Bác sĩ Siêu âm thai - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Theo số liệu thống kê có khoảng 50 - 80% phụ nữ bị đau lưng trong thời kỳ mang thai. Cơn đau nhức ê ẩm kéo dài đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ.

1. Đau lưng khi mang thai biểu hiện như thế nào?

Mức độ đau lưng, tính chất đau lưng khi mang thai ở mỗi người là khác nhau. Tùy theo cơ địa, đặc điểm mang thai của mỗi người mà mỗi phụ nữ sẽ phải đối mặt với những cơn đau không giống ai. Các triệu chứng đau lưng trong thời kỳ mang thai cơ bản gồm:

  • Đau ở vị trí nối giữa xương cùng và xương chậu;
  • Đau nhiều ở thắt lưng;
  • Đau nhiều hơn về đêm;
  • Đau lưng xuất hiện từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

2. Nguyên nhân phụ nữ bị đau lưng khi mang thai

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai. Nguyên nhân chính là do căng cơ lưng. Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, trọng lượng thai bắt đầu tăng lên, đặc biệt là ở những tháng cuối. Trọng lượng này dồn hoàn toàn vào phía trước của cơ thể, cơ thể sẽ bị cong về phía trước. Để giữ cân bằng, cơ thể sẽ có xu hướng nghiêng người về phía sau, tạo ra áp lực cho cơ lưng, cơ lưng phải hoạt động nhiều hơn, nặng hơn để có thể cân bằng cơ thể dẫn tới nhức mỏi, căng cứng cơ.

Ngoài ra, cơ bụng đóng vai trò rất quan trọng, có liên quan mật thiết với lưng, đó là một trong những nhóm cơ hỗ trợ cột sống. Khi có thai, cơ bụng sẽ căng ra, không hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ của mình khiến lưng của bà bầu bị đau nhức.

Mang thai tự nhiên sau khi đã triệt sản
Trọng lượng của thai nhi khiến mẹ bầu nhức mỏi, căng cứng cơ lưng

Kích thước tử cung to ra cùng với việc nhóm cơ hỗ trợ cột sống bị ảnh hưởng đã khiến cho cột sống cong, chịu áp lực rất lớn. Thời gian mang thai lại kéo dài khiến cột sống bị ảnh hưởng, thắt lưng phải cong về phía trước, thay đổi trọng tâm cơ thể. Phụ nữ có thai thường phải ngả về sau khi di chuyển để giữ vững cơ thể. Tư thế này khiến cho cột sống lâu ngày bị tổn thương, dẫn đến các cơn đau nhức.

Cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ dần thích nghi với việc sinh nở bằng cách tiết ra các hormone. Một trong số các hormone này sẽ giúp dây chằng khung chậu giãn nở ra, chuẩn bị cho kỳ sinh. Quá trình này vô tình khiến cho xương khớp bị ảnh hưởng.

3. Làm gì để giảm đau lưng khi mang thai

  • Tập thể dục hàng ngày: không chỉ phụ nữ mang thai và người bình thường tập thể dục thường xuyên sẽ giúp xương khớp linh hoạt hơn, giảm áp lực lên cột sống lại nâng cao sức khỏe của bà bầu. Phụ nữ có thai nên tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Nên tham gia các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, yoga...
  • Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt: Đi đứng nhẹ nhàng, đúng tư thế, đứng thẳng, vươn người lên cao. Không đột ngột cúi xuống hay đột ngột đứng lên. Không ngồi một chỗ quá lâu, nên đứng dậy đi lại khoảng 5 - 10 phút sau khoảng 1 - 2 tiếng ngồi làm việc.
  • Khi ngủ nằm nghiêng về 1 bên, dùng gối kẹp giữa 2 chân, dùng 1 chiếc chăn mỏng để dưới bụng để đỡ bụng. Việc này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống.
  • Chườm mát hoặc chườm ấm: phương pháp này cũng sẽ giúp bà bầu giảm cơn đau. Chườm lên vùng lưng khoảng 20 phút. Chú ý không chườm lên bụng.
tư thế nằm nghiêng một bên mẹ bầu
Nằm nghiêng về 1 bên giúp giảm đau lưng khi mang thai
  • Đi giày đế bằng: giày đế bằng giúp phân bổ đều trọng lượng cơ thể, giảm áp lực lên cột sống. Giày đế bằng cũng dễ đi, đảm bảo an toàn cho phụ nữ có thai hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan