Kinh nguyệt nói gì về sức khỏe của bạn?

Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng cũng phản ánh được phần nào về tình trạng hiện tại của bạn. Cùng tìm hiểu kỹ nội dung thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Lượng máu kinh quá nhiều

Có đến khoảng một phần ba phụ nữ đến gặp bác sĩ phụ khoa để giải quyết tình trạng này. Lượng máu nhiều đến mức họ phải thay băng vệ sinh mỗi giờ hoặc thậm chí ngay trong đêm và thời gian có kinh kéo dài hơn một tuần. Bạn có thể thấy xuất hiện những cục máu đông nhỏ, nhưng nếu quá lớn như kích thước quả bóng golf thì đó là điều bất thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do các vấn đề với cơ quan sinh sản như nhiễm trùng, viêm nhiễm vùng chậu, sử dụng thuốc chống đông, đặt vòng tránh thai hoặc do yếu tố nội tiết. Vậy nếu kinh nguyệt ít có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Câu trả lời là có. Tuy giai đoạn hành kinh có thể mất nhiều máu, nhưng thực tế lượng máu mất chỉ vào khoảng 2 thìa máu trong cả chu kỳ của mình. Do đó nếu lượng máu mất quá nhiều hoặc quá ít thì bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra..

2. Lượng máu kinh quá nhiều kèm mệt mỏi

Khi lượng máu kinh quá nhiều có thể làm cho cơ thể thiếu hụt các tế bào hồng cầu và dẫn đến thiếu máu thiếu sắt. Một nghiên cứu cho thấy 5% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản gặp phải tình trạng này. Nếu như bạn cảm thấy khó thở, mệt mỏi, xanh xao và tim đập nhanh mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám kịp thời. Thực hiện một xét nghiệm máu đơn giản có thể cho bạn biết liệu bạn có cần điều trị hay không.

chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

3. Trễ kinh

Nguyên nhân phổ biến nhất là do mang thai, nhưng đôi khi do căng thẳng, mất cân bằng hormone, thiếu cân hoặc do sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn. Nếu như bạn tình trạng này diễn ra qua ba chu kỳ liên tiếp thì bạn hãy đến gặp bác sĩ. Có thể bạn đang có một số triệu chứng khác giúp xác định chính xác được vấn đề mà cơ thể đang gặp phải. Ví dụ như trên người mọc nhiều lông, mụn trứng cá và không thể kiểm soát được cân nặng sẽ gợi ý đến hội chứng buồng trứng đa nang và đây là căn bệnh thường gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh.

4. Giai đoạn đầu có kinh nguyệt

Có kinh đều đặn với chu kỳ 3 tuần một lần vẫn có thể là bình thường và các cô gái trẻ có thể mất một vài năm sau kỳ kinh đầu tiên để ổn định lại chu kỳ và thường dao động từ 24 đến 38 ngày. Để chu kỳ duy trì ở mức đều đặn, bạn nên tập thể dục hoặc vận động nhiều hơn, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý để duy trì cân nặng và giảm bớt căng thẳng. Nếu thời gian kéo dài dưới 24 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt tốt cho sức khỏe .

5. Chảy máu giữa chu kỳ

Sự hình thành và phát triển các rối loạn ở trong và các cơ quan quanh tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ hoặc polyp, các vấn đề với nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai hoặc thậm chí là các bệnh STDs (bao gồm cả chlamydia và bệnh lậu) có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt. Một số phụ nữ thậm chí có thể ra máu 10-14 ngày sau khi họ mang thai.

6. Màu sắc của máu kinh

Máu đầu kỳ kinh thường có màu đỏ tươi và sau đó màu có thể sẫm hơn với số lượng nhiều, đặc biệt là các cục máu đông lại. Vào cuối kỳ kinh máu có xu hướng hơi nâu và dòng chảy cũng rỉ rả ít hơn.

chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản
Một số cơn chuột rút bắt đầu sớm hơn trước khi có kinh và có thể kéo dài hơn sau đó

7. Chuột rút

Hơn một nửa số phụ nữ có kinh nguyệt bị đau ở bụng dưới, đùi hoặc lưng trong một hoặc hai ngày mỗi tháng và xảy ra ngay trước hoặc khi bắt đầu ra máu. Ngoài ra, một số khác cũng cảm thấy buồn nôn và mệt mỏi hoặc bị tiêu chảy. Nguyên nhân của tình trạng đau bụng kinh nguyên phát này được giải thích là do chuột rút. Lớp cơ co thắt tử cung xảy ra hiện tượng co thắt chặt lại và giãn ra để đẩy lớp niêm mạc tử cung ra khỏi cơ thể. Những biểu hiện này có xu hướng trở nên tốt hơn sau nhiều năm và chúng có thể chấm dứt sau khi chị em sinh con.

8. Chuột rút sớm

Một số cơn chuột rút bắt đầu sớm hơn trước khi có kinh và có thể kéo dài hơn sau đó. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của niêm mạc tử cung của bạn có thể phát triển ở nơi khác ngoài tử cung gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung, u tuyến, u xơ tử cung hoặc các bệnh viêm nhiễm như viêm vùng chậu- một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể dẫn đến vô sinh về lâu dài.

9. Đau bất thường

Một số triệu chứng khác của lạc nội mạc tử cung là cơ thể xuất hiện những cơn đau khi đi tiểu hoặc đi ngoài, thậm chí là tiêu chảy hay táo bón khi đang trong kỳ kinh. Chẩn đoán sẽ rõ ràng hơn nếu kèm theo các triệu chứng khác như lượng máu kinh ra nhiều hoặc chuột rút nặng nề.

10. Đau đầu thường xuyên

Đau đầu vào khoảng thời gian bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể liên quan đến việc giảm nồng độ estrogen hoặc giải phóng prostaglandin và được gọi là chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt. Bạn có thể không nhận ra đó là chứng đau nửa đầu vì không có cảm giác đau và nó kéo dài hơn các loại khác. Có thể sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm như axit mefenamic và naproxen để hạn chế các cơn đau đầu này.

11. Chảy máu sau khi mãn kinh

Nguyên nhân của tình trạng này có thể do polyp tử cung và bệnh thường phổ biến ở những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, các chị em trẻ hơn có nguy cơ mắc và thường do sự bất thường của nồng độ estrogen trong cơ thể. Đối với những người đang sử dụng tamoxifen để điều trị ung thư vú cũng là yếu tố gia tăng khả năng mắc bệnh. Polyp có thể trở thành ung thư nội mạc tử cung có thể gây chảy máu nhiều sau mãn kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt và sức khỏe sinh sản có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng cũng phản ánh được phần nào về tình trạng hiện tại của bạn. Vì thế, khi thấy chu kỳ kinh nguyệt bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để can thiệp và điều trị sớm, đảm bảo sức khỏe sinh sản.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

940 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan