Mãn kinh có phải nguyên nhân gây ra mồ hôi ban đêm?

Đổ mồ hôi ban đêm là một triệu chứng khá thường gặp ở nhiều đối tượng, trong đó có phụ nữ mãn kinh. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng này gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, vì vậy cần tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị triệt để vấn đề ra mồ hôi đêm.

1. Các nguyên nhân phổ biến gây ra mồ hôi đêm

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đổ mồ hôi ban đêm, có thể do nguyên nhân từ bên trong cơ thể hoặc do điều kiện phòng ngủ không phù hợp cũng làm bệnh nhân ra mồ hôi đêm khiến áo quần cũng như ga giường trở nên ướt đẫm, gây bất tiện trong giấc ngủ. Do đó, cần phân biệt rõ giữa tình trạng nóng đỏ trên khuôn mặt với triệu chứng ra mồ hôi ban đêm.

1.1 Phụ nữ mãn kinh

Những cơn bốc hỏa đi kèm trong thời kỳ mãn kinh có thể diễn ra vào ban đêm, gây ra tình trạng đổ mồ hôi ban đêm và đây được xem như là một nguyên nhân phổ biến nhất đối với tình trạng này ở người phụ nữ.

1.2 Hội chứng tăng tiết mồ hôi vô căn

Đây là tình trạng cơ thể tiết quá nhiều mồ hôi một cách mãn tính kéo dài mà không tìm ra bất cứ một nguyên nhân nào về mặt y học có thể giải thích phù hợp cho hiện tượng này.

1.3 Đổ mồ hôi do nhiễm trùng

Trong nhiễm trùng, lao là tình trạng nhiễm trùng phổ biến nhất liên quan đến ra mồ hôi đêm. Tuy nhiên, những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác như viêm nội tâm mạc (là một dạng viêm van tim), hay viêm tủy xương và các tình trạng áp xe cũng có thể gây ra triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm. Đặc biệt, đối với một bệnh lý suy giảm miễn dịch rất nguy hiểm đó là bệnh HIV thì trên những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm cũng rất hay gặp.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em có chữa được không?
Nhiễm trùng có thể gây tình trạng đổ mồ hôi ban đêm

1.4 Ung thư

Ra mồ hôi đêmtriệu chứng sớm của bệnh lý ung thư. Loại ung thư liên quan nhiều nhất đến triệu chứng này đó là Lymphoma. Tuy nhiên, những bệnh nhân ung thư chưa được chẩn đoán phát hiện thì còn có những dấu hiệu nghi ngờ khác như sụt cân bất thường hoặc sốt về chiều tối.

1.5 Nguyên nhân do dùng thuốc

Sử dụng một vài loại thuốc nhất định cũng gây ra mồ hôi vào ban đêm. Một trong số đó là thuốc chống trầm cảm với tỷ lệ thống kê được rằng khoảng 8% - 22% người sử dụng thuốc chống trầm cảm sẽ bị ra mồ hôi đêm. Một vài thuốc điều trị tâm thần khác cũng có liên quan đến triệu chứng ra mồ hôi đêm hay một số thuốc hạ sốt như Aspirin, Acetaminophen cũng gây đổ mồ hôi.

1.6 Hạ đường huyết

Những bệnh nhân sử dụng Insulin hay bệnh nhân đang điều trị tiểu đường thường gặp phải tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm, lúc này đường trong máu thấp dẫn đến một số triệu chứng điển hình, trong đó có ra mồ hôi đêm.

1.7 Rối loạn hormone

Đổ mồ hôi ban đêm hoặc bốc hỏa có thể liên quan đến một số rối loạn hormone như khối u nội tiết thần kinh Pheochromocytoma, hội chứng những thể ung thư bất thường Carcinoid hay bệnh lý cường giáp.

Bà bầu bị suy giáp trên tiền sử cường giáp phải làm sao?
Người mắc bệnh cường giáp có thể gặp tình trạng đổ mồ hôi ban đêm

1.8 Những vấn đề về thần kinh học

Thông thường, những tình trạng về thần kinh như rối loạn phản xạ tự động, rối loạn phản xạ cơ sau khi trải qua chấn thương, đột quỵ và một số bệnh thuộc hệ thần kinh tự chủ có thể gây ra triệu chứng đổ mồ hôi ban đêm.

Ra mồ hôi đêm có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân, thuộc nhiều rối loạn của các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể, trong đó có nguyên nhân phổ biến đến từ việc mãn kinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan