Thế nào là song sinh cùng trứng?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình - Bác sĩ Chuyên khoa sản - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Sinh đôi ngày nay không còn là một hiện tượng hiếm nữa. Cứ 100 bà bầu thì có khoảng 5 người mang thai đôi; có hai khả năng khi bạn mang thai đôi: Sinh đôi cùng trứng hoặc sinh đôi khác trứng. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về hình thức, giới tính.

1. Mang thai đôi cùng trứng hình thành như thế nào?

Mang thai đôi cùng trứng xuất hiện khi trứng sau khi được thụ tinh thì phân chia thành hai phôi và từ đó phát triển thành hai cá thể riêng rẽ. Quá trình này hình thành ngay từ giai đoạn đầu tiên, khi phôi thai chỉ là một chùm tế bào. Trẻ sinh đôi cùng trứng sẽ giống nhau hoàn toàn về hình thức, giới tính.

Một khả năng khác dẫn đến việc sinh đôi cùng trứng là dưới sự hỗ trợ của các kỹ thuật y khoa, đưa một trứng đã được thụ tinh vào tử cung của người phụ nữ. Trứng có thể phân chia làm hai và hình thành song bào thai cùng trứng.

Khả năng sinh thai đôi cùng trứng thường thấp hơn so với sinh đôi khác trứng: Chỉ có 1/3 các trường hợp sinh đôi là cùng trứng. Và khả năng này không phụ thuộc vào gen di truyền như nhiều người lầm tưởng.

Sinh đôi cùng trứng và khác trứng
Sinh đôi cùng trứng và khác trứng

2. Dấu hiệu nhận biết mang thai đôi?

Bụng phát triển lớn hơn bình thường, ốm nghén nặng là biểu hiện rất dễ nhầm lẫn với việc mang thai thôi. Siêu âm là phương pháp duy nhất để xác định mẹ có mang thai đôi hay không.

Thời điểm sớm nhất có thể kiểm tra để biết có phải thai thôi hay không là từ tuần thai thứ 10 đến tuần thai thứ 13.

Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:

3. Bé sinh đôi cùng trứng có nguy hiểm không?

Song thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Trong một số trường hợp, một trong hai bào thai có thể bị sẩy hoặc ngừng phát triển (hội chứng thai biến mất - VTS), chỉ có bào thai sống sót còn tồn tại.

Tình trạng song thai thường dẫn đến sự phát triển bất cân xứng và chênh lệch cân nặng giữa 2 thai do có 1 thai chậm phát triển trong tử cung, dẫn đến trẻ sinh ra nhẹ cân, có nguy cơ bị vàng da cao hơn so với mang thai bình thường.

Ngoài ra, hội chứng truyền máu song thai xảy ra có thể xảy ra trong các ca song thai cùng nhau thai. Nếu không được điều trị, hội chứng này có thể gây suy tim sơ sinh hoặc dẫn đến tử vong.

4. Mang thai đôi cùng trứng cần chú ý những gì?

Mẹ mang song thai có thể thực hiện các bước sau để giảm các nguy cơ này, bao gồm:

4.1 Thăm khám bác sĩ sớm và thường xuyên

Lời khuyên của các chuyên gia y tế, khi mang thai đặc biệt là mang đa thai, bà mẹ cần đến khám và theo dõi tại các cơ sở y tế, cũng như khám thai định kỳ. Nếu có những dấu hiệu bất thường, các bác sĩ sẽ tư vấn, bàn bạc để lựa chọn quyết định ít gây tổn hại nhất về sức khỏe, tinh thần. Vì song thai dễ có tình trạng thai to, thai bé... 3 tháng cuối mẹ càng phải theo dõi chặt chẽ để có thể dưỡng thai ít nhất 37 tuần tuổi vì dễ bị sinh non.

4.2 Chế độ ăn khoẻ mạnh

Chế độ ăn của mẹ có tác động lớn đến thai kỳ. Quá trình tăng cân khi mang thai đôi có thể giúp đảm bảo các em bé được sinh ra với cân nặng khỏe mạnh. Vì vậy, thai phụ cần đảm bảo một chế độ ăn uống có lượng protein nạp vào thích hợp để giúp bé yêu phát triển. Mẹ bầu nên ăn đủ, chứ không phải ăn kiêng hay ăn quá no. Các chuyên gia y tế khuyến cáo mẹ bầu chỉ nên nạp thêm 300 calorie vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày dựa trên bảng năng lượng chuẩn cho phụ nữ. Lượng calorie này chỉ nên tăng gấp đôi hoặc gấp ba khi bạn mang thai đôi hoặc mang thai ba.

4.3 Uống đủ nước

Mất nước có thể gây sinh non, đặc biệt khi mang song thai. Vì vậy hãy đảm bảo cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày.

Song thai dễ xảy ra tình trạng thai to, thai bé...nên 3 tháng cuối thai phụ nhất định phải được theo dõi chặt chẽ để có được sự tư vấn về cách dưỡng thai tốt nhất. Khi chuyển dạ, thai phụ nhất thiết phải đến những cơ sở y tế có khoa hồi sức cho trẻ sơ sinh.

Điều quan trọng nhất đối với những bà bầu mang song thai là nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, cho biết trước tất cả những nguy cơ, khó khăn để chuẩn bị về tâm lý, cũng như có được sự động viên, an ủi, giúp đỡ từ người thân.

bà bầu uống nước
Mẹ cần cung cấp nước đầy đủ mỗi ngày để phòng nguy cơ sinh non

4.4 Người mẹ có cần tăng gấp đôi lượng calo nạp vào khi mang thai đôi không?

Bà mẹ thường hiểu nhầm rằng khi mang thai đôi cơ thể bà mẹ phải tăng gấp đôi năng lượng nạp vào để đủ dinh dưỡng cho con, tuy nhiên, chỉ dẫn dinh dưỡng thai kỳ không đơn giản chỉ dựa vào số em bé mẹ có.

Thay vào đó, các chỉ dẫn này sẽ dựa vào chỉ số khối cơ thể của mẹ lúc bắt đầu mang thai. Các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể lượng calo người mẹ cần dựa trên cân nặng lúc đầu của mẹ. Trung bình, ước tính một phụ nữ mang song thai cần tăng lượng calo nạp vào khoảng 40%.

4.5 Có phải tất cả các trường hợp mang thai đôi đều sinh trước ngày dự sinh không?

Hơn một nửa các ca song thai sinh non (Trước tuần thai thứ ba mươi bảy). Đối với các thai kỳ nói chung, thời gian thai đủ tháng là bốn mươi tuần, hầu hết các ca song thai sinh vào tầm tuần thứ ba mươi sáu (Từ ba mươi hai đến ba mươi tám tuần tuỳ vào dạng song thai). Không may mắn thay, ngăn ngừa sinh non với các ca đa thai khó khăn hơn nhiều so với các ca đơn thai, bởi lẽ các biện pháp can thiệp lên các ca đa thai ít hiệu quả hơn.

Mang thai đã là nỗi vất vả khó nói thành lời, nhưng khi mẹ mang một lúc hai em bé, sự khó khăn còn tăng lên gấp bội, chăm sóc bản thân mình là cách tốt nhất để chăm sóc cho con, mẹ hãy lưu ý những điều sau để có một thai kỳ khỏe mạnh.

3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Bác sĩ chuyên khoa I Trương Nghĩa Bình có kinh nghiệm trên 13 năm trong lĩnh vực khám chữa bệnh Sản phụ khoa, có chuyên môn cao và kinh nghiệm lâu năm trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý Sản Phụ khoa như:

  • Khám sàng lọc các bệnh lý cho mẹ và bé trước sinh
  • Sinh thiết gai nhau, chọc ối..
  • Siêu âm tầm soát dị tật thai nhi ( siêu âm 3D, 4D)
  • Theo dõi sinh, đỡ sinh các trường hợp sinh thường, sinh khó
  • Khám điều trị các bệnh lý tiền sản giật, nhau tiền đạo, thai kỳ kèm các bệnh lý nội khoa phức tạp...
  • Phẫu thuật lấy thai các trường hợp mổ lấy thai lần 1, lần 2, lần 3...
  • Khám, điều trị các bệnh lý phụ khoa.
  • Khám, tư vấn các cặp vợ chồng hiếm muộn

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: mayoclinic.org , webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

163.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan