Phòng ngừa bất đồng nhóm máu Rh mẹ con

Bất đồng nhóm máu Rh mẹ con không phải là trường hợp thường gặp thậm chí là rất hiếm gặp, xong đây cũng là tình trạng mà bất cứ thai phụ nào cũng cần quan tâm. Bất đồng nhóm máu Rh gây ra nhiều tình trạng nguy cấp cho thai nhi và việc dự phòng bất đồng nhóm máu mẹ con là điều cấp thiết được đề ra.

1. Bất đồng nhóm máu Rh mẹ con là gì?

Thông thường, khi làm xét nghiệm máu chúng ta chỉ biết đến các nhóm máu A, nhóm máu B, nhóm máu AB hoặc O. Tuy nhiên đối đối với thai phụ, việc xét nghiệm máu không chỉ dừng lại việc xác định nhóm máu và một số yếu tố cần thiết cho thai kỳ mà còn liên quan đến yếu tố Rhesus ( viết tắt là Rh)

Yếu tố Rh là một loại protein được biết đến như antigen D nằm trên bề mặt hồng cầu. Người có yếu tố này trong xét nghiệm máu sẽ được ký hiệu là RhD (+) còn đối với người không có là RhD (-). Yếu tố Rh thay đổi theo chủng tộc trong đó người châu Á có đến 99% là Rh(+).

Nếu cả cha mẹ đều mang Rh (-) hoặc người mẹ mang Rh (+) thì sẽ không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên nếu người mẹ Rh dương con Rh âm thì sẽ gây ra tình trạng bất đồng nhóm máu Rh.

Trên thực tế yếu tố Rh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn nhưng nếu trong quá trình mang thai có sự bất đồng nhóm máu Rh mẹ con thì cơ thể người mẹ sẽ mặc định thai nhi là dị vật và cần được loại bỏ. Các kháng thể qua nhau thai sẽ tấn công hồng cầu thai nhi khiến hàng loại biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, tỷ lệ người mẹ mang nhóm máu Rh âm tính rất hiếm gặp nhưng nếu người người mẹ mang nhóm máu Rh âm tính, còn cha là Rh dương tính hoặc nhóm Rh không xác định thì nguy cơ cao mắc phải bất đồng nhóm máu Rh mẹ con.

Ngoài ra, do kháng thể cần thời gian để phát triển nên con đầu lòng thường không bị ảnh hưởng, chủ yếu là con thứ sẽ bị. Tuy nhiên, vẫn không thể bỏ qua trường hợp người mẹ hỏng thai lần đầu đã tạo kháng thể rồi nên lần có thai kế tiếp sẽ có nguy cơ mắc phải.

Nhóm máu Rh- có truyền được cho nhau không?
Bất đồng nhóm máu Rh mẹ con thường xảy ra ở con thứ do kháng thể cần thời gian để phát triển

2. Nhóm máu mẹ Rh dương, con Rh âm có ảnh hưởng gì không?

Khi tiến hành xét nghiệm máu yếu tố Rh sẽ được thể hiện ở ngay sau nhóm máu của bạn, ví dụ như bạn nhóm máu AB, trong kết quả của bạn sẽ được ghi là AB+ hoặc AB-. Bạn cũng không cần quá lo lắng về yếu tố Rh này vì trên thực tế nó cũng không gây ra quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, trừ khi bạn có thai.

Ảnh hưởng của yếu tố Rh chỉ xảy ra khi tình trạng bất đồng nhóm máu Rh mẹ con xảy ra. Lúc này cơ thể sẽ báo hiệu rằng thai nhi là dị vật và bắt đầu sinh ra kháng thể là một phần của hệ thống miễn dịch để phá hủy dị vật thông qua nhau thai.

Tình trạng mẹ Rh dương con Rh âm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho trẻ như bệnh tán huyết, vàng da thậm chí là suy tim, suy gan. Bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao

3. Phát hiện sớm yếu tố bất đồng nhóm máu Rh ở mẹ con

Hiện nay xét nghiệm máu là xét nghiệm cơ bản đầu tiên được chỉ định khi thai phụ đi khám thai. Nếu kết quả cho ra người mẹ mang yếu tố Rh dương tính thì không có gì đáng ngại, còn nếu là Rh âm tính thì bác sĩ sẽ đề nghị người cha làm xét nghiệm máu để xác định yếu tố Rh.

Trường hợp người cha có kết quả Rh âm tính thì cha mẹ không phải lo lắng đến việc bất đồng yếu tố này. Trường hợp người cha Rh dương tính thì nguy cơ xảy ra tình trạng mẹ Rh âm con Rh dương là có thể.

Trường hợp này bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu bất đồng thông qua các phương pháp sau:

  • Xét nghiệm dương tính gián tiếp Coombs
  • Đo nồng độ Bilirubin trong máu trẻ sơ sinh
  • Tìm kiếm dấu hiệu phá hủy hồng cầu trong máu trẻ sơ sinh.

Việc phát hiện sớm yếu tố bất đồng nhóm máu Rh ở mẹ con giúp bác sĩ có phương án điều trị ảnh hưởng của tình trạng này ngay từ khi trẻ ra đời.

Nhóm máu Rh là gì
Tiến hành xét nghiệm máu ở mẹ và cha để xác định khả năng xảy ra bất đồng nhóm máu Rh mẹ con

4. Dự phòng bất đồng nhóm máu mẹ con như thế nào?

Mặc dù tình trạng mẹ Rh dương con Rh âm khi xảy ra sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhưng việc dự phòng bất đồng nhóm máu mẹ con cho lần mang thai kế tiếp hoàn toàn có thể thực hiện được.

Đầu tiên, cha mẹ trước khi kết hôn hay mang thai nên đi thăm khám tiền hôn nhân, việc này sẽ xác định được tình trạng nhóm máu của cả hai vợ chồng và trong trường hợp người mẹ Rh âm còn cha Rh dương thì sẽ được chú thích lại và giải thích nguy cơ bất đồng nhóm máu cho cha mẹ.

Khi mang thai, người mẹ hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng của bản thân thân để có chế độ chăm sóc sức khỏe tốt cho cả mẹ và thai nhi.

Bên cạnh đó thai phụ có thể tiêm dự phòng anti-D Immunoglobulin trong những tháng cuối thai kỳ cụ thể vào tuần thứ 28 và 34 để ngăn chặn hình thành kháng thể trong cơ thể người mẹ. Ngoài ra sau khi sinh người mẹ cũng nên tiêm dự phòng bất đồng nhóm máu mẹ con cho lần mang thai kế tiếp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan