Phù nhau thai là gì? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Lê Văn Lịnh - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc và Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Lâm Khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Phù nhau thai là một bệnh lý nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng thai nhi, trong đó thai nhi có sự tích tụ bất thường của chất lỏng ở các mô xung quanh tim, phổi, bụng hoặc dưới da.

1. Phù nhau thai là gì?

Phù nhau thai là tình trạng thai tích dịch từ 2 khoang cơ thể trở lên hoặc tích dịch 1 khoang kèm với phù da, có thể do những bất thường như: bất thường về tim mạch, đường tiêu hóa, lồng ngực, truyền máu thai nhi ở song thai...

Phù nhau thai có tỷ lệ mắc khá thấp, xảy ra ở 1/1000 ca sinh. Nếu bạn đang mang thai và em bé của bạn được chẩn đoán mắc phù nhau thai, bác sĩ có thể yêu cầu gây chuyển dạ sớm. Tuy nhiên, ngay cả khi được điều trị, hơn một nửa số trẻ sơ sinh bị phù nhau có nguy cơ tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

2. Phân loại phù nhau thai

Có hai loại phù nhau thai: miễn dịch và không miễn dịch. Chúng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra phù nhau thai.

Phù nhau thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Ví dụ:

Phù nhau thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau, hay còn gọi là không tương thích yếu tố Rh. Nếu bạn là Rh âm tính và có em bé Rh dương, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi. Điều này gây ra thiếu máu. Loại phù nhau thai này không phổ biến hiện nay vì phụ nữ Rh âm thường được điều trị bằng immunoglobulin Rh để ngăn ngừa vấn đề này.

3. Triệu chứng của phù nhau thai

Phụ nữ mang thai có thể gặp các triệu chứng sau đây nếu thai nhi bị phù nhau thai:

  • Đa ối (polyhydramnios)
  • Bánh nhau dày

Thai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to lớn bất thường và có thể quan sát được chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi qua siêu âm.

Một em bé sinh ra mắc phù nhau thai có thể có các triệu chứng sau đây:

  • Da nhợt nhạt
  • Bầm tím
  • Sưng (phù), đặc biệt là ở bụng
  • Gan và lá lách to bất thường
  • Khó thở
  • Vàng da nặng

4. Chẩn đoán phù nhau thai

Chẩn đoán phù nhau thai thường được thực hiện trong siêu âm thai. Bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi bị phù nhau thai khi siêu âm trong khám thai định kỳ. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để chụp ảnh trực tiếp bên trong cơ thể. Bạn cũng có thể được siêu âm trong thai kỳ nếu bạn nhận thấy em bé di chuyển ít thường xuyên hơn hoặc bạn gặp phải các biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như huyết áp cao.

Phù nhau thai là gì? Có nguy hiểm không?
Siêu âm thai: Chẩn đoán tốt nhất bệnh phù nhau thai

Các xét nghiệm chẩn đoán khác có thể được thực hiện để giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng. Bao gồm:

5. Phù nhau thai có nguy hiểm không?

Khi được chẩn đoán phù nhau thai thì thai phụ sẽ được yêu cầu chấm dứt thai kỳ, do không thể tiếp tục nuôi dưỡng thai. Nếu không có thể thai nhi chết lưu trong bụng mẹ sau một thời gian. Trường hợp trẻ được sinh ra, em bé thường không thể sống vì sinh non hoặc do các bệnh lý mắc kèm, bên cạnh đó người mẹ dễ bị băng huyết, tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật vì tử cung quá to và phải chứa bánh nhau cùng thai nhi bị phù nề.

Vì vậy, với những trường hợp thai nhi được chẩn đoán phù nhau thai, người mẹ phải đến các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu nhằm dự phòng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

6. Điều trị phù nhau thai

Phù nhau thai thường không thể điều trị trong khi mang thai. Ttrong một số trường hợp, bác sĩ có thể truyền máu cho em bé (truyền máu thai nhi trong tử cung) để giúp tăng khả năng em bé sẽ sống sót cho đến khi ra đời.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ cho chuyển dạ sớm để cho em bé cơ hội sống sót cao nhất. Điều này được thực hiện với thuốc gây chuyển dạ sớm hoặc mổ lấy thai khẩn cấp.

Khi em bé được sinh ra, việc điều trị có thể sử dụng như:

  • Sử dụng kim tiêm để loại bỏ chất lỏng dư thừa từ không gian xung quanh phổi, tim hoặc bụng (lồng ngực)
  • Hỗ trợ hô hấp bằng máy trợ thở
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát suy tim
Phù nhau thai là gì? Có nguy hiểm không?
Sử dụng thuốc đối với bé để kiểm soát suy tim
  • Sử dụng thuốc giúp thận loại bỏ chất lỏng dư thừa

Đối với phù nhau thai miễn dịch, em bé có thể được truyền trực tiếp các tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Nếu thai nhi bị phù nhau thai do một tình trạng tiềm ẩn khác, trẻ cũng sẽ được điều trị cho tình trạng đó. Ví dụ, thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng giang mai do trẻ bị lây từ mẹ. Tiên lượng của thai nhi phù nhau thai phụ thuộc vào tình trạng bệnh, nhưng ngay cả khi điều trị, tỷ lệ sống sót của em bé vẫn khá thấp. Thực tế chỉ khoảng 20% thai nhi được chẩn đoán phù nhau thai có thể sống sót cho đến lúc chào đời, và trong số những đứa trẻ đó, chỉ khoảng một nửa sẽ sống sót sau khi sinh.

Nguy cơ tử vong cao hơn đối với những thai nhi được chẩn đoán mắc phù nhau thai rất sớm (dưới 24 tuần tuổi) hoặc những trẻ có bất thường cấu trúc, như khiếm khuyết cấu trúc tim.

Để phòng ngừa phù nhau thai, thai phụ không nên hút thuốc lá, uống bia rượu và tiêm phòng vắc - xin trước khi mang thai như cúm, sởi và tiêm mũi vắc - xin Rubella,.. Đi khám và theo dõi thai định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

46K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan