Sự thay đổi của bà bầu tuần 5

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Uyên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Thai phụ sẽ trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cả tâm thần ở tuần thứ 5. Thai phụ cần ăn uống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, ngủ đủ giấc và đến gặp bác sĩ khi phát hiện dấu hiệu bất thường.

1. Sự thay đổi của thai phụ trong tuần thứ 5 của thai kỳ

Ở tuần thứ 5 của thai kỳ, thai phụ có thể trải qua nhiều thay đổi về thể chất và cả tâm lý.

  • Thai phụ sẽ cảm thấy buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén., đau nhói ở vú và núm vú tối màu hơn, đi tiểu thường xuyên hơn và cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
  • Thai phụ cũng có thể bị táo bón, do hormone progesterone sản sinh ra khi bạn mang thai có tác dụng làm thư giãn các cơ sẽ ảnh hưởng lên ruột già. Để hạn chế tình trạng này, thai phụ cần uống nhiều nước và tăng cường chất xơ trong chế độ ăn
  • Thai nhi vẫn còn rất nhỏ. Hiện tại phôi đã có ba lớp riêng biệt: Lớp ngoài cùng, sẽ tạo thành hệ thống thần kinh, tai, mắt, tai trong và nhiều mô liên kết; lớp nội nhũ, hoặc lớp bên trong, sẽ phát triển thành các cơ quan nội tạng như phổi, ruột và bàng quang; và lớp trung bì, sẽ hình thành tim và hệ tuần hoàn.
  • Tâm trạng của thai phụ thay đổi rất thất thường. Đôi khi cảm thấy vui mừng khôn xiết, đôi lúc lại căng thẳng không kém. Thai phụ có thể cảm thấy phấn chấn, chán nản, tức giận, hạnh phúc hay đôi khi tất cả trong cùng một giờ. Đó là một phần của sự thay đổi tâm trạng bình thường khi mang thai do sự thay đổi hormone của thai phụ. Sự thay đổi tâm trạng thường diễn ra mạnh mẽ nhất trong tháng tiếp theo, và đôi khi tăng vọt vào cuối thai kỳ.
  • Thai phụ có thể ngủ gật mọi lúc (tại nơi làm việc, trước TV,...) do mức progesterone tăng vọt, lượng đường trong máu thấp hơn, huyết áp thấp hơn và lưu lượng máu tăng.

2. Thai phụ nên làm gì ở tuần thứ 5 ?

hai phụ cần ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, khoảng 6-8 ly nước mỗi ngày, cần tránh các loại độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay bất kỳ tác nhân nào có nguy cơ gây hại cho thai nhi.

Tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai là khoảng 10-12%. Do đó, nếu thai phụ cảm thấy chán nản, ủ rũ kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Cố gắng ngủ đủ giấc, tám giờ hoặc nhiều hơn và thai phụ sẽ cảm thấy sự khác biệt.

Việc uống thuốc trầm cảm khi mang thai có thể gây ra các dị tật bẩm sinh ở trẻ. Do đó, trước khi dùng thuốc bác sĩ sẽ nói rõ với thai phụ những rủi ro có thể xảy ra. Một chế độ ăn uống lành mạnh với các chất bổ sung phù hợp và lối sống năng động cũng có thể giúp ngăn ngừa trầm cảm.

Bác sĩ tâm lý Vinmec
Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City giúp hỗ trợ thai phụ bị trầm cảm khi mang thai

Tiến sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Uyên có hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực Sản phụ khoa như thực hiện tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ, đỡ sinh, mổ lấy thai. Đặc biệt, TS.BS Uyên có nhiều kinh nghiệm trong:

  • Khám và theo dõi thai nghén bình thường và thai nghén có nguy cơ cao
  • Theo dõi, đỡ đẻ sinh thường, đẻ có can thiệp.
  • Khám và phẫu thuật lấy thai
  • Khám vô sinh
  • Tầm soát các ung thư phụ khoa
  • Khám và phẫu thuật u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u vú lành tính
  • Điều trị lộ tuyến cổ tử cung và các bệnh lý cổ tử cung.
  • Khám và tư vấn điều trị tiền hôn nhân, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Whattoexpect.com; Parent.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

43.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan