Tại sao IVF thất bại?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Đỗ Huy Dương - Trung tâm Công nghệ cao Vinmec

Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm (IVF) hiện nay là một trong những công cụ hữa hiệu giúp mở ra cơ hội cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Tuy nhiên, đôi khi kết quả không được như mong muốn. Trước khi tiếp tục điều trị, điều quan trọng là bệnh nhân cần được cung cấp thông tin đầy đủ, làm theo hướng dẫn của bác sĩ, giữ thái độ tích cực.

1. Nguyên nhân khiến IVF thất bại

Nguyên nhân IVF thất bại
Vấn đề tuổi tác của người mẹ cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến IVF thất bại

Cũng như nhiều phương pháp điều trị y tế, IVF không phải lúc nào cũng mang lại kết quả mong muốn. Điều này phụ thuộc vào sức khỏe sinh sản của bệnh nhân và phản ứng của họ đối với phác đồ được chỉ định. Những lý do phổ biến khiến IVF thất bại bao gồm:

  • Tuổi mẹ
  • Chất lượng trứng, tinh trùng và phôi
  • Sự tiếp nhận nội mạc tử cung
  • Nguyên nhân vô sinh
  • Và các yếu tố khác

1.1 Tuổi tác là yếu tố dự báo IVF thành công

Tuổi tác đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, khả năng sinh sản bị suy giảm khi chúng ta già đi. Điều này xảy ra ở phụ nữ sớm hơn ở nam giới. Ở phụ nữ, tuổi tác ảnh hưởng đến cả dự trữ buồng trứng và chất lượng của trứng. Trong khi nam giới thường bị giảm số lượng tinh trùng tổng thể và các yếu tố chất lượng tinh dịch, như khả năng vận động, hình thái và mật độ. Dự trữ buồng trứng thấp là một trong những lý do dẫn đến việc chất lượng của noãn thấp trong chu kỳ IVF.

1.2 Chất lượng phôi kém

Chất lượng phôi kém là một trong những vấn đề phổ biến nhất đối với thụ tinh ống nghiệm thất bại. Đôi khi, bất kể sự xuất hiện và chất lượng của (các) phôi, việc cấy ghép không diễn ra. Dưới đây là một số giải thích:

  • Phôi chậm phát triển

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến chất lượng phôi thấp là do phôi phát triển chậm. Trong chu kỳ thụ tinh ống nghiệm, kỹ thuật viên sẽ quan sát và theo dõi các phôi trong 3 đến 5 ngày trước khi được chuyển vào tử cung của bệnh nhân. Phôi có sai sót sẽ không đạt được giai đoạn phát triển từ 6 đến 8 tế bào. Nếu trường hợp này xảy ra với tất cả các phôi, chu kỳ IVF có thể phải dừng lại.

  • Thể dị bội

Một lý do khác khiến phôi phát triển kém là sự thêm hoặc bớt của một số nhiễm sắc thể (thể dị bội). Thể dị bội phát sinh do bất thường trong quá trình phân chia tạo tinh trùng hoặc trứng hoặc đến từ cả hai. Phôi dị bội thường dẫn đến việc làm tổ không thành công.

  • Vấn đề với màng bao bọc phôi (zona pellucida)

Vấn đề thứ ba có thể xảy ra trong quá trình phát triển của phôi là sự dày lên của màng zona pellucida. Màng này đôi khi không thể phá vỡ và giải phóng phôi khi đã được chuyển vào tử cung. Điều này tạo ra một rào cản để phôi thai có thể làm tổ và bám vào thành tử cung.

1.3 Làm tổ thất bại

Làm tổ là giai đoạn phôi thai bám vào thành tử cung. Quá trình này giúp phôi thai tiếp tục phát triển, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển. Việc làm tổ thành công phụ thuộc vào sự phát triển liên tục của phôi và sự tương tác giữa phôi được chuyển và nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung). Đôi khi phôi không được làm tổ đúng cách và trong hầu hết các trường hợp, vấn đề là do tử cung không thể tiếp nhận vì các bất thường giải phẫu, chẳng hạn như:

1.4 Chế độ ăn uống

Chất lượng trứng của phụ nữ không thể được phục hồi hoặc cải thiện. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thân thiện cùng với những thay đổi tích cực trong lối sống có thể cải thiện chức năng phóng noãn.

2. Làm sao để ngăn ngừa IVF thất bại khi chất lượng phôi thấp

Sàng lọc trước khi chuyển phôi
Sàng lọc trước khi chuyển phôi giúp phát hiện những bất thường khiến IVF thất bại

Một trong những công cụ quan trọng để đánh giá tiềm năng chuyển phôi của phôi đó là xét nghiệm sàng lọc di truyền trước chuyển phôi (PGT-A). PGT-A giúp cung cấp thông tin về các bất thường số lượng, cấu trúc của phôi, những bất thường này được coi là nguyên nhân chính dẫn đến IVF thất bại. PGT-A còn cung cấp thông tin về các bệnh lý di truyền số lượng hoặc cấu trúc (bệnh Down, Edward, Patau) mà phôi có thể có từ đó giúp chọn lọc phôi tốt, có tiềm năng nhất để chuyển.

Ngoài ra nếu cả bố và mẹ đều mang những bất thường di truyền ở trạng thái lặn (thể mang) sẽ có nguy cơ sinh con bị bệnh (mang cả hai bất thường di truyền từ bố và mẹ). Xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi (PGT-M) giúp sàng lọc phôi không chứa bất thường di truyền hoặc chỉ chứa một trong hai bất thường từ bố hoặc mẹ (thể mang) để chuyển phôi. Điều này giúp tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh ở những cặp bố mẹ đã mang bất thường di truyền lặn.

>>> Ứng dụng PGT-M sàng lọc bệnh lý di truyền Thalassemia

Hiện nay, phương pháp PGT-M đang được tiến hành ở hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đại trên thế giới, trong đó có Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Vinmec Times City. Đặc biệt, tỷ lệ thành công của các cặp vợ chồng làm hỗ trợ sinh sản kết hợp PGT-M sàng lọc Thalassemia tại IVF Vinmec Times City lên tới 75%.

Trung tâm được trang bị trang thiết bị và hệ thống tủ nuôi cấy theo dõi liên tục hiện đại bậc nhất thế giới, tỷ lệ nuôi cấy thành công phôi ngày 5 của IVF Vinmec Times City luôn ở mức trên 60%, giảm được mối lo ban đầu là không có phôi ngày 5 cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ, chuyên viên được đào tạo bài bản cả về chuyên môn và kỹ thuật tại các trường đại học hàng đầu Việt Nam (ĐH Y Hà Nội, ĐH Khoa học tự nhiên), thường xuyên được gửi đào tạo cập nhật chuyên môn tại các quốc gia Mỹ, ÚC, Tây Ba Nha, Pháp.... người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn của các kỹ thuật cũng như độ chính xác của của các phương pháp chẩn đoán di truyền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo: Eurocareivf.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan