Tuần thứ 2 sau khi bé chào đời

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác đã từng làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng I, Bệnh viện Thủ Đức và Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, với thế mạnh trong việc chẩn đoán, khám bệnh lý sơ sinh - hồi sức sơ sinh.

Với em bé 2 tuần tuổi, nhiều khả năng bà mẹ vẫn đang phải điều chỉnh bản thân để thích nghi với việc làm mẹ. Nhưng bà mẹ có thể hòa nhập với nhịp điệu với đứa con bé bỏng của mình và học mọi thứ từ những dấu hiệu đói của con cho đến những kiểu khóc khác nhau có ý nghĩa gì.

1. Sự phát triển của trẻ ở tuần thứ 2 sau khi chào đời

1.1 Cân nặng

Thông thường vào khoảng ngày thứ 10, em bé sơ sinh đã trở lại cân nặng khi sinh, ngay cả khi đã giảm một chút cân nặng trong tuần đầu tiên của cuộc đời. Một số bé cũng có thể nặng hơn cân nặng khi sinh ở độ tuổi này.

Em bé cũng đã đạt được một cột mốc quan trọng ở độ tuổi này, với sự tăng trưởng đầu tiên bắt đầu vào khoảng ngày thứ bảy. Bà mẹ có thể nhận thấy một số khác biệt ở em bé trong giai đoạn này. Chẳng hạn, chúng có thể khó tính hơn một chút so với bình thường, ăn nhiều hơn và ngủ trưa lâu hơn.

Trẻ sẽ vẫn tiếp tục phát triển rất nhiều trong tháng này, với tốc độ tăng khoảng 20 - 30 gram mỗi tuần và đạt khoảng 4,5-5cm vào cuối tháng đầu tiên.

1.2 Cơ thể

Khi sinh ra, trẻ cũng có thể bị trầy xước nhẹ hoặc bầm tím trên mí mắt thì triệu chứng này sẽ biến mất trong tuần thứ 2. Một số trẻ sơ sinh cũng có thể bị vỡ mạch máu ở mắt khi sinh do lực rặn khi sinh và những đốm đỏ này sẽ hết trong tuần này.

Hãy lưu ý về bất kỳ vết bớt mới xuất hiện trong tuần này được gọi là U mạch (hemangioma), không xuất hiện khi sinh nhưng có thể đột nhiên xuất hiện vài tuần sau đó. Bố mẹ cũng có thể nhận thấy rằng các vết bớt màu nhạt hơn sẽ chuyển sang tối màu khi trẻ lớn lên. Nếu bạn thấy một vết bớt bất thường ở trẻ, hãy đến khám ở bệnh viện cùng bác sĩ nhi khoa, vì một số bệnh có thể cần được điều trị, đặc biệt là nếu chúng ở trên hoặc rất gần mắt hoặc miệng.

Bé 2 tuần tuổi
Em bé 2 tuần tuổi sẽ có thể nhìn khuôn mặt của mẹ từ một khoảng cách ngắn

1.3 Não

Em bé 2 tuần tuổi sẽ có thể:

  • Khóc khi bé cảm thấy khó chịu, đói hay quấy khóc
  • Nghe thấy tiếng động lớn
  • Phản xạ khi sợ hãi (Moro reflex): Khi em bé giật mình, bé thường giơ hai tay hai chân lên và mở rộng lòng bàn tay. Sau đó đưa 2 cánh tay và 2 chân lại gần nhau, một số bé có thể khóc. Phản xạ này có giá trị rất lớn về mặt y khoa vì bác sĩ có thể kiểm tra chuyển động của chân và tay bé sơ sinh có đều giữa 2 bên không
  • Nâng đầu lên
  • Nhìn khuôn mặt của mẹ từ một khoảng cách ngắn. Thông thường, em bé có tầm nhìn tốt nhất trong một phạm vi tương dương với khoảng cách khi bú mẹ.

2. Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

2.1 Tắm cho trẻ

Một trong những cột mốc thú vị nhất có thể xảy ra trong tuần thứ hai này là một khi dây rốn bé rụng là thời gian trẻ có tắm. Khi cho trẻ tắm bồn hoặc chậu, trẻ cảm thấy rất thích cảm giác được đắm chìm trong chậu nước tắm vẫy vùng. Có những bé sơ sinh đang cáu gắt dữ dội, nhưng chỉ cần cho nằm vào chậu nước liền nín khóc, cười khanh khách. Dù là mùa đông hay mùa hè, tắm xong trẻ đều sẽ cảm thấy dễ chịu, chính vì thế chúng khá thích thú với điều đó.

Có thể hữu ích để tạo thói quen tắm cho trẻ như nếu được tắm vào ban đêm có thể giúp ích cho trẻ sơ sinh nghĩ rằng sắp sửa đi ngủ rồi. Bố mẹ hãy thử tắm và mát xa cho trẻ sơ sinh trước khi đặt bé xuống ngủ. Hãy nhớ rằng trẻ sơ sinh không cần phải được tắm mỗi ngày. Ở tuổi này, một lần 1 tuần hoặc vài lần một tuần là đủ.

Những lý do để trì hoãn việc tắm đầu tiên của bé

Chăm sóc dây rốn

Nếu dây rốn của bé 2 tuần tuổi chưa rụng, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ giúp làm khô dây rốn, tránh tình trạng để nó bị ướt quá mức. Hãy giữ cho các nếp gấp da xung quanh dây rốn không bị quá ẩm và bố mẹ không bao giờ được tự ý kéo dây rốn hoặc cố làm cho dây rốn nới lỏng nó, dây rốn sẽ tự rụng khi nó sẵn sàng.

2.2 Thay tã

Thay tã cho trẻ khi tã đã dính phân su có màu xanh đen xảy ra trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời. Sau giai đoạn này, phân của trẻ sẽ là phân lỏng có màu sáng hơn, chuyển từ màu xanh nâu sang màu vàng. Phân vàng này có thể có mùi hơi ngọt.

Bé 2 tuần tuổi thường cần thay khoảng 6 tã trở lên mỗi ngày. Nếu bà mẹ gặp khó khăn khi biết chính xác liệu em bé có tã ướt hay không, hãy sử dụng tã dùng một lần với các đường chỉ báo hoặc hoa văn trên đó để giúp bà mẹ biết tã đã bị ướt.

2.3 Dinh dưỡng

Nếu bà mẹ đang cho con bú, trẻ sơ sinh nên thức dậy cứ sau 2-3 giờ để bú, với việc cho ăn có thể diễn ra ở bất cứ nơi nào từ 15 phút đến gần một giờ. Nên nhớ rằng, lần ăn kế tiếp sẽ được tính từ bắt đầu thời gian ăn của lần vừa rồi, ví dụ, nếu bà mẹ bắt đầu cho bé ăn lúc 2 giờ sáng trong vòng một giờ và ngừng cho con bú lúc 3 giờ sáng, thì lần ăn tiếp theo sẽ vào lúc 4 giờ sáng.

Ở giai đoạn này, bà mẹ cho con bú có thể cảm thấy lúc nào cũng bận rộn phải cho trẻ ăn, nhưng bà mẹ yên tâm, tần suất ăn sẽ giảm xuống khi trẻ lớn dần theo thời gian. Nếu trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa công thức hoặc sữa công thức bằng kết hợp với sữa mẹ, bé có thể ngủ lâu hơn tại một thời điểm nhưng vẫn cần ăn ít nhất bốn hoặc năm giờ một lần.

Một em bé 2 tuần tuổi sẽ cần rất nhiều để tăng trưởng và phát triển, vì vậy, bà mẹ cần học cách nhận biết các dấu hiệu khi nào trẻ bị đói bụng. Nếu bố mẹ đợi cho đến khi bé khóc, thì trẻ có thể quấy khóc, khó chịu rất lâu và có thể rất mệt khi được cho bú. Sau đây là một số dấu hiệu trẻ 2 tuần tuổi đói bụng:

  • Tỉnh giấc
  • Di chuyển cánh tay và chân xung quanh
  • Đưa ngón tay hoặc nắm tay vào miệng
  • Mút môi hoặc lưỡi.
  • Di chuyển đầu từ bên này sang bên kia của giường hoặc cũi
  • Quay về phía vú của mẹ khi được bồng bế
  • Thở dài, thút thít, hoặc tạo ra những âm thanh nhỏ khác.
  • Nghịch ngợm, quấy khóc, hay ngọ nguậy.

Học những tín hiệu đói này cũng có thể giúp bà mẹ thấy rằng một em bé 2 tuần tuổi nhất thiết phải ăn theo lịch trình.

Bé 2 tuần tuổi
Một em bé 2 tuần tuổi sẽ cần rất nhiều để tăng trưởng và phát triển

2.4 Ngủ

Em bé 2 tuần tuổi của bạn sẽ ngủ rất nhiều, tối đa 18 giờ mỗi ngày. Nếu trẻ không bị vàng da và có ít nhất sáu tã ướt và ba tã bẩn mỗi ngày, thì trẻ có thể ngủ năm giờ hoặc lâu hơn trong một lần.

Các bà mẹ có thể có mong muốn con ngủ nhiều hơn trong tuần này, tuy nhiên xin lưu ý rằng các hướng dẫn về giấc ngủ an toàn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên đẻ bé ngủ một mình trong giường cũi hoặc nôi. Điều này có nghĩa là bố mẹ nên tránh cho bé ngủ hoặc ở trong:

  • Ghế xe hơi
  • Võng
  • Ghế nôi hoặc các loại ghế trẻ em khác
  • Nằm trên tay của bố mẹ

Sau hai tuần làm cha mẹ, sau sự phấn khích chào đón em bé có thể bố mẹ bắt đầu mệt mỏi và thực tế thiếu ngủ và căng thẳng để có thể chăm sóc em bé. Bố mẹ hãy tìm kiếm sự giúp đỡ đặc biệt là trong các vấn đề có thể gặp phải, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề cho con bú: Khi sữa về nhiều, bà mẹ có thể gặp một số vấn đề như trẻ bú không hết thì có khiến vú đau, nứt hoặc chảy máu núm vú, hoặc thậm chí trẻ không muốn bú sữa mẹ do vú của mẹ có vấn đề. Nếu đang gặp phải bất kỳ vấn đề nào trong số này, hãy tham khảo ý kiến ​​tư vấn cho con bú hoặc nói chuyện với bác sĩ.
  • Viêm vú: Viêm vú là một biến chứng có thể xảy ra khi cho con bú, đặc biệt là sữa mẹ có nhiều hoặc trẻ sơ sinh đang gặp khó khăn để bú sữa mẹ. Sữa có thể bị tắc nghẽn trong ống dẫn sữa và cuối cùng dẫn đến nhiễm trùng, do đó cần được điều trị bằng kháng sinh. Hãy dùng Ibuprofen nếu được bác sĩ khuyến cáo, xoa bóp ngực bằng khăn ấm hoặc khi tắm và cho bé ăn thường xuyên, ngay cả khi đau đớn khi cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Biến chứng sau sinh: Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng phổ biến sau phẫu thuật và gây ra tỷ lệ tử vong đáng kể sau phẫu thuật, sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ, và chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai nhi có nguy cơ về sức khỏe. Những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ cần biết đó là đau, sưng tấy vết mổ, vết mổ có thể có mủ, kèm theo đó sản phụ có thể sốt cao, sản dịch có mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới...Các bà mẹ sinh mổ cần phải cẩn thận hơn trong chăm sóc cơ thể, sinh hoạt hay chọn thực phẩm để mau hồi phục sức lực, nhất là khi vừa đau với vết mổ vừa phải chăm sóc con cái. Khi phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng, sản phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Whattoexpect.com; Mayoclinic.com; Verywellfamily.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

37.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan