Tụt huyết áp khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tụt huyết áp khi mang thai cũng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chóng mặt, mệt mỏi và ngất xỉu ở bà bầu. Vì thế việc kiểm tra chỉ số huyết áp cần được thực hiện trong mỗi lần khám thai định kỳ.

1. Tụt huyết áp là gì?

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg hoặc huyết áp tâm thu dưới 60 mmHg. Huyết áp thường được đo tại đoạn dưới cánh tay trên khuỷu, đo ở cả tay trái và tay phải. Một số người phụ nữ có huyết áp sinh lý ở mức khá thấp nhưng không hề cảm thấy mệt mỏi hay có bất kỳ dấu hiệu nào trên lâm sàng. Tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng huyết áp thấp xảy ra trong thai kỳ. Bất thường này thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra sức khỏe định kỳ khi khám thai hoặc khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng gợi ý.

2. Nguyên nhân tụt huyết áp khi mang thai

Mang thai là một quá trình dài và phức tạp, trong đó cơ thể người phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi để thích nghi với việc sống chung và nuôi dưỡng thai nhi bên trong tử cung. Vì vậy, sức khỏe của người phụ nữ luôn cần được quan tâm và theo dõi định kỳ khi mang thai. Chỉ số huyết áp là một trong những thông số cơ bản phản ánh tình trạng sức khỏe tổng quát của người mẹ, thay đổi tùy theo nhiều yếu tố khác như thức ăn, lối sống, căng thẳng tâm lý, thời điểm đo.

Theo sinh lý, trong nửa đầu thai kỳ, huyết áp của người mẹ thường được giữ ở mức thấp nhưng vẫn đảm bảo tuần hoàn nhau thai nuôi dưỡng thai nhi. Lý giải cho điều này là sự giãn nở của hệ mạch máu tăng cường thể tích tuần hoàn đến tử cung và bánh nhau. Tuy nhiên, tụt huyết áp trong thai kỳ không phải lúc nào cũng là tình trạng sinh lý. Huyết áp tụt quá thấp có thể gây nguy hại cho tình trạng sức khỏe của thai nhi. Một số thói quen không tốt có thể gây tụt huyết áp khi mang thai như thay đổi tư thế đột ngột, tắm quá lâu. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai như: bệnh lý tim mạch, thiếu máu, nhiễm trùng, chảy máu, chấn thương, bệnh lý thận, mất nước, nôn mửa gây giảm thể tích tuần hoàn, phản ứng dị ứng, tác dụng phụ của các loại thuốc.

Hậu quả đáng lo khi xảy ra tụt huyết áp khi mang thai là tình trạng té ngã của thai phụ. Khi thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng. Các chấn thương va chạm sau những đợt ngất xỉu như vậy là những mối nguy hại cho sức khỏe của thai nhi. Do khi tụt huyết áp xảy ra, lượng máu đến bánh nhau để nuôi dưỡng cho bào thai bị sụt giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai, có thể gây ra các biến chứng như thai chết trong tử cung, thai chậm phát triển, sinh non ...

Thiếu máu thiếu sắt
Thiếu máu cũng là nguyên nhân gây tụt huyết áp khi mang thai

3. Dấu hiệu của tụt huyết áp khi mang thai

Một số người phụ nữ khi mang thai có trị số huyết áp thấp nhưng vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. Một số khác gặp phải tụt huyết áp khi mang thai sẽ biểu hiện bằng nhiều triệu chứng lâm sàng khác nhau như:

Đau tức ngực, khó thở khi mang thai có nguy hiểm không
Khó thở là triệu chứng phổ biến khi bị tụt huyết áp

4. Xử trí tụt huyết áp khi mang thai

Nếu huyết áp thấp do sự thay đổi sinh lý trong những tháng đầu tháng kỳ thì không có biện pháp điều trị cụ thể. Giá trị huyết áp thường sẽ trở lại trong giới hạn bình thường trong quý 3 thai kỳ. Tuy nhiên, nếu huyết áp ở mức giá trị quá thấp, người bệnh cần được điều trị cấp cứu. Khi bước qua giai đoạn nguy hiểm, các nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp khi mang thai cần được tìm kiếm và giải quyết một cách triệt để. Khi nghi ngờ tụt huyết áp khi mang thai xảy ra do tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ yêu cầu ngừng sử dụng hoặc thay thế bằng thuốc khác.

radar hồi sức cấp cứu chặn nguy cơ tử vong
Người bệnh cần được điều trị cấp cứu nếu giá trị huyết áp quá thấp

5. Các biện pháp dự phòng tụt huyết áp khi mang thai

Tụt huyết áp khi mang thai có thể được dự phòng bằng nhiều biện pháp như:

  • Không thay đổi tư thế đột ngột: Giá trị của huyết áp có thể tụt giảm nhanh chóng nếu thai phụ thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng. Vì vậy, mọi hành động đều cần thực hiện chậm rãi và nhẹ nhàng. Buổi sáng sau khi thức dậy, nên tập ngồi dậy từ từ, tránh ngồi bật dậy đột ngột. Nếu cảm thấy mệt mỏi và sắp ngất, thai phụ nên tìm kiếm chỗ để ngồi nghỉ ngơi nhẹ nhàng và thở sâu đều đặn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thiết lập chế độ ăn với nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp phòng ngừa được tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các loại thực phẩm là việc làm cần thiết. Theo đó, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ về lượng muối nên tiêu thụ mỗi ngày trong thời kỳ mang thai.
  • Uống đủ nước: Phụ nữ khi mang thai cần uống đủ nước, bổ sung thêm các loại nước trái cây để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất. Tránh các loại thức uống gây buồn nôn, có thể thay thế bằng trà gừng hoặc các loại trà thảo mộc để tạo cảm giác thoải mái dễ chịu.

Tụt huyết áp khi mang thai có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm. Do đó bà bầu cần được phát hiện sớm để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

145.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan