Vì sao trầm cảm sau sinh lại nguy hiểm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Phụ nữ sau khi sinh em bé có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm, người mẹ thường bi quan, lo lắng, thay đổi hành vi. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé.

1. Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Trầm cảm sau sinh là loại trầm cảm mà bạn có thể mắc phải sau khi sinh em bé. Bệnh có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong năm đầu sinh em bé. Nếu bị mắc chứng này, bạn sẽ có cảm giác buồn, vô vọng và tội lỗi vì không muốn gắn kết hoặc chăm sóc em bé.

Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác hại lớn đến cả người mẹ và em bé. Một số hậu quả của trầm cảm sau sinh từ mức độ nhẹ đến nặng có thể kể đến như sau:

  • Khi bị trầm cảm sau sinh, người mẹ bị mất ngủ, chán ăn khiến cho sức khỏe sa sút, tinh thần và trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thường ngày.
  • Người mẹ không muốn gần gũi, nói chuyện với đứa bé khiến cho đứa bé thiếu đi tình thương và sự chăm sóc từ mẹ, lâu dần ảnh hưởng đến khả năng phát triển và trí tuệ.
  • Rối loạn tâm thần: Dấu hiệu rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm suy nghĩ lẫn lộn, cảm xúc thất thường, ảo giác, hoang tưởng...
  • Sát hại con mình: Đây là mối đe dọa nghiêm trọng nhất khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh. Những người mẹ sinh con ngoài ý muốn, sử dụng chất gây nghiện hoặc thù hận với bố đứa trẻ thường có hành vi này. Nhiều trường hợp bà mẹ giết con mình sau đó cũng tự tử theo.
Dấu hiệu ban đầu của trầm cảm sau sinh
Khi bị trầm cảm sau sinh, người mẹ bị mất ngủ, chán ăn khiến cho sức khỏe sa sút

2. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh

Nếu có ít nhất 5 dấu hiệu sau đây và kéo dài ít nhất 2 tuần hoặc có sự thay đổi cảm xúc thì có thể bạn đã bị trầm cảm sau sinh:

  • Thường xuyên cảm thấy buồn bã, cảm giác trống rỗng, tuyệt vọng; giảm hứng thú với các hoạt động thường nhật; giảm khả năng tư duy/tập trung, không thể quyết định được điều gì.
  • Mất ngủ hoặc ngủ nhiều; mệt mỏi, cảm thấy hết năng lượng gần như mỗi ngày; hay tức giận và dữ dội
  • Thay đổi trọng lượng cơ thể trong 1 tháng dù không ăn kiêng để giảm cân hay ăn theo chế độ tăng cân. Thường xuyên ăn quá nhiều hoặc ít hơn bình thường mỗi ngày.
  • Cảm thấy bản thân vô dụng, mất phương hướng; cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi hoặc bản thân không phù hợp
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, có ý định tự tử nhiều lần.

Để điều trị trầm cảm sau sinh còn phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó hãy dành sự quan tâm đặc biệt đến người mẹ sau sinh để hạn chế nguy cơ trầm cảm và những hậu quả đáng tiếc.

Trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh có thể gây ra những tác hại lớn đến cả người mẹ và em bé

3. Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh

3.1. Điều trị trầm cảm sau sinh

  • Người mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được sự tư vấn từ chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học để sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức hoặc liệu pháp tương tác.
  • Tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tiếp xúc với mọi người nhiều hơn... sẽ mang lại hiệu quả điều trị.
  • Sử dụng thuốc điều trị trầm cảm sau sinh có tác dụng ức chế lên não bộ, điều chỉnh tâm trạng. Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm sau sinh cần được xem xét và theo chỉ định từ bác sĩ.
  • Người mẹ bị trầm cảm sau sinh nên cho con bú thường xuyên hơn để gắn kết giữa 2 mẹ con. Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều trị cần dùng đến thuốc thì mẹ nên dừng cho con bú để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con.
  • Một trong những yếu tố quan trong giúp điều trị trầm cảm thành công là phát hiện sớm và phải biết khi nào người phụ nữ cần giúp đỡ.

3.2. Phòng tránh trầm cảm sau sinh

  • Các chuyên gia khuyến nghị, để phòng chống trầm cảm sau sinh, gia đình cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé.
  • Hãy chuẩn bị tâm lý cho mình: Những tháng đầu tiên làm mẹ sẽ rất căng thẳng, tuy nhiên họ thường không lường trước được những căng thẳng đó là gì. Chính vì vậy, hãy học hỏi những kinh nghiệm này từ những người đi trước.
  • Những người sắp làm mẹ thường cảm thấy lo lắng và áp, nếu dồn nén lâu ngày có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Do vậy nếu bạn đang cảm thấy quá lo lắng và không thể tự giải quyết được những vấn đề về tâm lý thì bạn nên chia sẻ với người khác.
  • Nhiều đứa trẻ có thói quen hay thức đêm, thích được bế trên tay khiến cho người mẹ rơi vào tình trạng thiếu ngủ. Thiếu ngủ khiến cho đầu óc người mẹ bị căng thẳng nên dễ bị trầm cảm hơn. Vì vậy hãy tranh thủ chợp mắt khi con ngủ
  • Tập thể dục có tác dụng lớn giúp cho người mẹ phòng tránh được bệnh trầm cảm.
  • Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi vì đã không là một bà mẹ hoàn hảo vì sẽ không có bà mẹ hoàn hảo. Bạn có thể học dẫn những kỹ năng chăm sóc em bé.
  • Thiếu giao tiếp với xã hội chính là một trong những yếu tố khiến bạn có nguy cơ bị bệnh trầm cảm sau sinh. Vì vậy, bạn nên tham gia vào các hội nhóm của các bà mẹ mới sinh con để chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
trầm cảm
Người mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được sự tư vấn từ chuyên gia sức khỏe tâm thần

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Bs Tuyết Mai đã có trên 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, đặc biệt trong các phẫu thuật đường dưới, kế hoạch hóa gia đình, phẫu thuật nội soi chuyên môn, xử trí nhiều ca phẫu thuật nặng và khó như:

  • Phẫu thuật cắt tử cung, vá màng trinh
  • Phẫu thuật u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung
  • Chích ngừa ung thư cổ tử cung
  • Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
  • Đốt điện cổ tử cung
  • Khám và điều trị nội tiết

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan