Bạn có thể ăn khoai tây nếu đang bị tiểu đường?
Ăn khoai tây chỉ an toàn cho người mắc bệnh tiểu đường khi kiểm soát được lượng ăn và cách chế biến phù hợp. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải phù hợp với nhu cầu để kiểm soát đường huyết tốt nhất.
1. Bị tiểu đường có nên ăn khoai tây không?
Khoai tây là thực phẩm chứa carb. Khi ăn vào cơ thể, các carb bị phá vỡ thành các loại đường đơn rồi di chuyển vào máu. Do đó, khoai tây làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng lên sẽ kích thích sản sinh hoocmon insulin giúp di chuyển đường từ máu vào tế bào để sinh năng lượng khi cơ thể cần.
Thực phẩm giàu carb như khoai tây không phù hợp với người tiểu đường. Vì ăn khoai tây khi bị tiểu đường sẽ làm tăng đường huyết trong máu cao hơn nữa. Cụ thể, ở người bị tiểu đường, quá trình sản xuất và tiêu thụ insulin bị rối loạn nên đường trong máu vẫn được giữ lại mà không di chuyển vào được tế bào, gây tăng đường huyết.
Người mắc bệnh tiểu đường quản lý đường huyết kém có thể dẫn đến các biến chứng như suy tim, đột quỵ, bệnh về thận, tổn thương thần kinh, cắt cụt chi và mất thị lực. Do đó, họ nên kiểm soát lượng đường cung cấp vào cơ thể, giới hạn ở mức vừa phải từ 100 - 150 gram và giới hạn ở mức thấp từ 20 - 50 gram. Số lượng chính xác thay đổi tùy thuộc vào sở thích ăn kiêng và mục tiêu giảm đường huyết của mỗi người.
2. Có bao nhiêu carbs trong khoai tây?
Hàm lượng carb trong khoai tây thay đổi tùy thuộc vào cách chế biến. Dưới đây là số lượng carb trên 1⁄2 chén khoai tây (75 - 80 gram) được nấu theo các cách khác nhau:
- Không chế biến: 11,8 gram
- Luộc: 15,7 gram
- Nướng: 13,1 gram
- Lò vi sóng: 18,2 gram
- Khoai tây nướng (10 miếng bít tết đông lạnh): 17,8 gram
- Chiên giòn: 36,5 gram
3. Bị tiểu đường có thể ăn bao nhiêu củ khoai tây mỗi ngày?
Để kiểm soát đường huyết tốt, người tiểu đường chỉ được ăn 100 - 150 gram carb (nếu đường huyết tăng vừa) và ăn 20 - 50 gram carb (nếu đường huyết tăng mạnh). Mỗi củ khoai tây tầm vừa nặng 170 gram chứa khoảng 30 gram carb, lớn nặng 369 gram thì chứa khoảng 65 gram. Do đó, nếu người tiểu đường cần kiểm soát đường huyết mức vừa phải thì chỉ được ăn 3 - 5 củ khoai tây nhỏ, 2 - 3 củ khoai tây lớn; kiểm soát mức cao chỉ ăn 1 củ khoai tây nhỏ và không được ăn khoai tây kích thước lớn. Đây là tính toán khi khoai tây là thực phẩm giàu carb duy nhất được ăn trong ngày, nếu người bệnh ăn thêm các thực phẩm giàu carb khác thì nên hạn chế hơn nữa việc ăn khoai tây.
Một số thực phẩm phổ biến với lượng carb tương đương như sau: Bánh mì trắng (14 gram carb), 1 quả táo nhỏ nặng 149 gram (20,6 gram carb), gạo (158 gram) nấu chín (28 gram carb), 1 lon coca 350ml (38,5 gram carb).
4. Khoai tây có chỉ số GI và GL cao không?
Chỉ số GI là chỉ số đường huyết thực phẩm, cho biết tốc độ làm tăng đường huyết sau ăn của 1 thực phẩm chứa bột đường. Thực phẩm có GI > 70 được coi là có GI cao, GI < 50 là GI thấp.
Nhìn chung, khoai tây có GI trung bình đến cao (20). Tuy nhiên, GI không tính được hàm lượng đưa vào và phương pháp nấu. Do đó, bạn cần biết thêm về chỉ số tải lượng đường huyết (GL). GL được tính bằng công thức: (GI x số lượng carb tiêu thụ thực tế)/100. GL <10 là GL thấp, GL > 20 là GL cao. Để duy trì GI thấp thì cần giữ GL ở mức < 100 hàng ngày.
5. Làm sao để hạ chỉ số GI và GL trong khoai tây?
Cách chế biến khoai tây có ảnh hưởng đến GI và GL. Nói chung, khoai tây được nấu càng lâu thì GI càng cao. Do đó, đun sôi hoặc nướng trong thời gian dài có xu hướng làm tăng GI. Tuy nhiên, làm lạnh khoai tây sau khi nấu có thể làm tăng lượng tinh bột kháng, đây là một dạng carbs ít được tiêu hóa. Điều này giúp hạ thấp GI xuống 25 - 28%. Khoai tây chiên cũng chứa nhiều calo và chất béo hơn so với luộc, nướng.
Ngoài ra, bạn có thể giảm GI và GL của bữa ăn bằng cách ăn cả vỏ để thêm chất xơ. Ăn cùng với nước chanh, giấm, hoặc các bữa ăn hỗn hợp với protein và chất béo có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbs và tăng lượng đường trong máu.
Ví dụ, thêm 4.2 ounce (120 gram) phô mai vào khoai tây nướng 10,2 ounce (290 gram) làm giảm GL từ 93 xuống 39. Tuy nhiên, phô mai này cũng chứa 42 gram chất béo và sẽ thêm gần 400 calo vào bữa ăn.
Do đó, ngoài tập trung vào GI và GL, bạn cũng cần xem xét đến tổng carb, mức độ chất dinh dưỡng, đặc biệt là nếu bạn đang tập trung kiểm soát cân nặng.
6. Ăn khoai tây gây hại gì cho sức khỏe?
Khoai tây chiên (19%) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoai tây luộc, nghiền hoặc nướng (4%). Do đó, mọi người không nên ăn quá khoai tây dạng chiên.
Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như tăng huyết áp, giảm cholesterol HDL (tốt), do chứa một lượng lớn chất béo không lành mạnh. Khoai tây còn làm tăng cân do chứa lượng calo cao.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quản lý lượng đường trong máu và chế độ ăn uống, bạn có thể gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.
7. Món ăn dinh dưỡng cho người tiểu đường thay thế khoai tây
Nếu muốn thay thế khoai tây hoặc hạn chế lượng carb, thì bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít carb và GI và GL thấp sau đây:
- Cà rốt và rau mùi tây: Chúng đều có GI và GL thấp, carb thấp với chỉ 10 gram carb trên khẩu phần 80 gram. Món ăn sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất và hạn chế carb khi được chế biến dưới dạng luộc, hấp hoặc nướng.
- Súp lơ: Súp lơ chứa rất ít carbs, là lựa chọn tuyệt vời cho những người chỉ được ăn rất ít carb.
- Bí ngô và bí đao: Chứa lượng carb thấp, GI thấp đến trung bình và GL thấp. Nó là một sự lựa chọn tốt thay thế cho khoai tây nướng và nghiền.
- Khoai môn: Chứa ít carbs và có GL chỉ 4.4. Chế biến bằng cách cắt lát mỏng và nướng với một ít dầu có thể mang lại lợi ích sức khỏe tốt hơn khoai tây chiên.
- Khoai lang: Có GI thấp hơn một số khoai tây trắng và GL trung bình đến cao. Ngoài ra, nó còn là nguồn cung vitamin A tuyệt vời
- Các loại đậu và đậu lăng: Có hàm lượng carbs cao nhưng có GL thấp và giàu chất xơ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ăn hạn chế ở mức độ vừa phải vì nó vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu.
- Các loại rau không chứa tinh bột như súp lơ xanh, rau xanh, ớt, đậu xanh, cà chua, măng tây, cải bắp, dưa chuột và rau diếp.
Khoai tây là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên chúng chỉ an toàn khi người bệnh tiểu đường dung nạp một lượng vừa phải. Do đó, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung khoai tây vào thực đơn hàng ngày nhưng nên sử một cách khoa học, chế biến hạn chế tối đa dầu mỡ.
Không chỉ nổi tiếng bởi cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn có trong quy trình khám chữa bệnh mà tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec còn có đội ngũ y bác sĩ đã từng phẫu thuật điều trị nhiều ca bệnh khó và phức tạp. Đặc biệt các bác sĩ sẵn sàng lắng nghe, tư vấn và điều trị các căn bệnh cũng như tư vấn về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi theo từng nhu cầu riêng của Quý khách hàng.
Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.
Nguồn tham khảo: healthline.com