Bệnh Whitmore: Ai có nguy cơ mắc?

Bệnh Whitmore có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, kể cả nam và nữ, tuy nhiên bệnh này có thể có nguy cơ nhiều hơn đối với những người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bùn đất, nước và những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về thận, bệnh về phổi hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm....

1. Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore hay còn gọi là bệnh Melioidosis, bệnh này do một loại vi khuẩn tên là Burkholderia pseudomallei gây ra. Bệnh Whitmore là loại bệnh nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore có hình que, hiếu khí và di động tốt. Loại vi khuẩn này thường sống ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới, đặc biệt nhất là các vùng Đông Nam Á và Bắc Úc.

Theo dân gian, bệnh Whitmore thường được gọi là là bệnh vi khuẩn ăn thịt người bởi bệnh có tính truyền nhiễm khá nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh Whitmore thường sống trên bề mặt nước hoặc trong bùn đất, chúng xâm nhập và lây lan sang người qua những vết trầy xước trên da. Vi khuẩn này cũng lây qua đường hô hấp nếu bạn hít phải những hạt bụi đất hoặc giọt nước có trong không khí chứa vi khuẩn.

Theo thống kê, khi bệnh whitmore bùng phát, số người nhiễm vi khuẩn ăn thịt người này thường có tỷ lệ tử vong rất cao, khoảng từ 40-60% nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đã có nhiều trường hợp tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát tác bệnh.

Nguyên nhân gây tử xong là do vi khuẩn này có khả năng khiến các mô trong cơ thể, ở da hoại tử, từ đó dẫn đến viêm loét hoặc áp xe. Trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào phổi thì gây viêm phổi, xâm nhập trong máu thì gây nhiễm trùng máu,...

Bệnh Whitmore
Bệnh Whitmore là loại bệnh nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh

Tuy nhiên, các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh Whitmore thường rất giống những bệnh khác, vì vậy khiến cho việc chẩn đoán bệnh thường chậm nên diễn biến của bệnh khó lường. Nhưng nếu có các dấu hiệu sau đây người bệnh cần đi khám để làm các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán phân biệt bệnh Whitmore với các bệnh khác. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Sốt cao là dấu hiệu điển hình khi người bệnh bị vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập. Tuy nhiên triệu chứng sốt cao thường gặp ở các bệnh lý khác, do đó ngoài triệu chứng sốt cao, đau dạ dày, tức ngực, viêm mang tai kèm theo đau cơ, đau đầu và co giật.
  • Khi vi khuẩn gây bệnh Whitmore di chuyển vào phổi có thể gây nên viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Các triệu chứng điển hình là sốt, tức ngực, nhức đầu, khó thở, không muốn ăn uống, ho và đau nhức cơ.
  • Nhiễm trùng cục bộ: Khi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore, người bệnh có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng đau hoặc sưng tại một số vùng.
  • Nhiễm trùng trên da: Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất, bởi vi khuẩn này thường gây loét các vùng trên da. Khi bị loét người bệnh sẽ đau hoặc sưng, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc áp xe, kèm theo sốt và đau cơ.
  • Ngoài các dấu hiệu trên, khi vi khuẩn ăn thịt người xâm nhập vào máu sẽ gây nhiễm trùng máu với các triệu chứng đau đầu, sốt cao kèm theo rét run, đau họng, khó thở. Các dấu hiệu khác như rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy), đau vùng bụng hay đau khớp và vết loét xuất hiện mủ trên da...

2. Những ai có thể mắc bệnh Whitmore?

Theo báo cáo, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh Whitmore chiếm 5-15% tổng số ca Whitmore. Riêng tại Việt Nam, khoảng 70% ca bệnh Whitmore nhập viện trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, đây là khoảng thời gian trong năm mưa nhiều, khí hậu nồm ẩm nên tạo điều kiện cho bệnh whitmore bùng phát.

Hầu hết, các ca bệnh liên quan đến vi khuẩn ăn thịt người này là nông dân tuổi từ 50 - 70, có bệnh nền đái tháo đường hoặc bệnh mạn tính như viêm phổi và thận. Các ca bệnh này thường có biểu hiện nhiễm trùng máu và viêm phổi khi nhập viện.

Do đó, theo các nhà nghiên cứu chuyên sâu về bệnh Whitmore. Vi khuẩn Burkholderia pseudomallei là vi khuẩn sống trong đất, do đó con đường lây nhiễm chính của bệnh Whitmore chính là tiếp xúc các vết trầy xước trên cơ thể con người với đất hoặc nước có nguồn lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Ngoài ra, vi khuẩn này có thể lây nhiễm qua con đường hô hấp do người bệnh hít phải các hạt bụi, nước li ti có chứa vi khuẩn gây bệnh. Một số trường hợp có thể nhiễm bệnh khi ăn các thức ăn có vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Tuy nhiên, không có bằng chứng về việc lây truyền bệnh Whitmore giữa người với người hoặc từ động vật sang người qua con đường không khí.

Vì vậy, bệnh Whitmore có thể gặp ở tất cả các độ tuổi, kể cả nam và nữ, tuy nhiên bệnh này có thể có nguy cơ nhiều hơn đối với những người có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bùn đất, nước và những người bị bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh về thận, bệnh về phổi hoặc hệ miễn dịch bị suy giảm....

Bệnh whitmore
Hầu hết, các ca bệnh liên quan đến vi khuẩn ăn thịt người này là nông dân tuổi từ 50 - 70

3. Điều trị và phòng bệnh Whitmore như thế nào?

3.1 Điều trị bệnh Whitmore

Việc điều trị bệnh Whitmore chủ yếu vẫn là dùng thuốc kháng sinh nhưng sẽ tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh. Cụ thể như sau:

  • Đối với các thể bệnh Whitmore nhẹ: Khuyến cáo sử dụng các kháng sinh như: ceftriaxone, imipenem, amoxicillin-clavulanic acid, ceftazidime, penicillin, doxycycline, ticarcillin-clavulanic acid và aztreonam.
  • Đối với các thể bệnh Whitmore nặng hơn: Cần phải kết hợp điều trị hai trong số các loại kháng sinh kể trên, với thời gian điều trị kéo dài đến 12 tháng.
  • Trường hợp người bệnh có biểu hiện của melioidosis phổi và cấy vi khuẩn gây bệnh Whitmore vẫn còn dương tính sau 6 tháng thì cần xem xét đến việc phẫu thuật cắt bỏ thuỳ phổi để loại bỏ áp xe phổi.

Các phương pháp điều trị bệnh sẽ có hiệu quả cao hơn nếu chẩn đoán và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, nhằm tránh biến chứng nguy hiểm khác.

3.2 Phòng bệnh Whitmore

Cách tốt nhất để tránh biến chứng của bệnh Whitmore là phòng tránh bệnh. Tuy nhiên, để chủ động phòng tránh bệnh Whitmore, người dân nên thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp sau:

  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bùn đất hoặc nước bẩn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng nề.
  • Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tiếp xúc với bùn đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao thì nên sử dụng giày, dép và găng tay.
  • Khi nhận thấy có các vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng thì tránh tiếp xúc với bùn đất hoặc nước bị ô nhiễm. Trường hợp phải tiếp xúc thì người đó cần sử dụng băng chống thấm, sau đó vệ sinh, sát trùng vết thương hở.
  • Những người bị tiểu đường, suy giảm hệ miễn dịch, bệnh thận,.... thì cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương nhằm ngăn ngừa việc nhiễm khuẩn.
Thuốc Biseptol 480mg thuộc nhóm kháng sinh nào?
Việc điều trị bệnh Whitmore chủ yếu vẫn là dùng thuốc kháng sinh

Bệnh Whitmore chưa có vắc-xin phòng bệnh, do đó khi nghi ngờ có các triệu chứng nhiễm bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết để xác định nhiễm vi khuẩn hay không, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng thăm khám và điều trị bệnh. Không chỉ có hệ thống cơ vật chất, trang thiết bị hiện đại: 6 phòng siêu âm, 4 phòng chụp X- quang DR (1 máy chụp toàn trục, 1 máy tăng sáng, 1 máy tổng hợp và 1 máy chụp nhũ ảnh), 2 máy chụp Xquang di động DR, 2 phòng chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu thu (1 máy 128 dãy và 1 máy 16 dãy), 2 phòng chụp Cộng hưởng từ (1 máy 3 Tesla và 1 máy 1.5 Tesla), 1 phòng chụp mạch máu can thiệp 2 bình diện và 1 phòng đo mật độ khoáng xương....Vinmec còn là nơi quy tụ đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ phần nhiều trong việc chẩn đoán và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan