Bị đau khi dùng thuốc làm chết tủy răng

Thuốc diệt tủy thuộc nhóm thuốc điều trị răng có chứa hàm lượng asen nhỏ nên thường được sử dụng để làm chết tủy răng trong khoảng từ 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phải sử dụng thuốc này, bởi vì có thể làm chết tủy hoàn toàn và không thực hiện được chức năng duy trì sự sống của răng nữa. Vậy bị đau khi dùng thuốc làm chết tủy răng cần phải làm gì?

1. Thuốc làm chết tủy răng là gì?

Thuốc diệt tủy răng là loại thuốc có khả năng làm chết các mô tủy. Trước đây thuốc diệt tủy răng được sử dụng với thành phần là asen thuộc nhóm chất độc bảng A. Những người mắc chứng viêm tủy cần được điều trị sử dụng thuốc làm chết tủy răng trong vài ngày. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc diệt tủy răng cần dựa vào tình trạng bệnh cụ thể để xác định thời gian phù hợp.

Khi người bệnh được điều trị bằng thuốc diệt tủy răng có thể trong khoảng thời gian này sẽ có cảm giác đau, vì tủy bắt đầu bị tiêu diệt, chính vì thế cần có sự chỉ định của bác sĩ.

Thành phần của thuốc diệt tủy răng có chứa asen là chất độc nhưng tính ứng dụng của hợp chất này trong y học, công nghiệp, ... khá cao. Với liều lượng nhỏ hợp chất này trong các loại thuốc chữa tủy răng thì có thể làm chết tủy răng chỉ trong vòng từ 1 đến 2 ngày, bao gồm: thuốc diệt tủy răng septodont được sản xuất từ Pháp có thành phần gồm Ephedrin, Lidocain, Asen Oxid, Camphor, Parachlorophenol... Thuốc này ở Việt Nam thường ở dạng bột nhão trong hộp có dung tích 6.5 gram. Còn thuốc diệt tủy răng Devitblue có xuất xứ ở Nga và được điều chế ở dạng bột não với dung tích 5 gram.

2. Khi nào nên sử dụng thuốc làm chết tủy răng?

Phần thân răng có thể nhìn thấy phía trên lợi vẫn còn nguyên, ngay cả khi trường hợp răng bị chết tủy. Khi đã loại bỏ tủy đã tổn thương hoặc nhiễm trùng có thể được xem là giải pháp hoàn hảo để bảo tồn răng thật. Tủy răng bị tổn thương sẽ thường kèm theo các triệu chứng điển hình như đau răng, sưng tấy, cảm giác nóng ở nướu... Vì vậy, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để tránh các biến chứng viêm quanh cuống răng hoặc có thể gây mất răng vĩnh viễn.

Với những trường hợp tủy răng đã bị chết, răng đã bị hoại tử và không thể sử dụng thuốc diệt tủy thì chỉ cần làm sạch ống tủy, lấy sạch mô tủy hoại tử và trám bít ống tủy. Tuy nhiên, với những trường hợp tủy vẫn còn sống hoặc chết một phần và người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc tê thì nên sử dụng thuốc diệt tủy răng để làm chết tủy trước khi tiến hành can thiệp làm sạch tủy. Đồng thời làm cho người bệnh giảm bớt đau đớn khi thực hiện.

Do thuốc diệt tủy răng có thành phần asen nên một số cơ sở y tế không sử dụng hoặc bỏ luôn cả phương pháp này. Ngoài ra, hiện nay với sự phát triển không ngừng của công nghệ nên có thể áp dụng một số biện pháp tiêu diệt tủy răng mà không cần tốn kém về thời gian, công sức và chi phí. Hơn nữa, các phương pháp này đều không gây cho người bệnh cảm thấy đau đớn.

3. Bị đau khi dùng thuốc làm chết tủy răng phải làm gì?

Khá nhiều người trước khi thực hiện liệu pháp này đều cảm thấy lo lắng, tuy nhiên việc đặt thuốc diệt tủy răng và bị đau nhẹ sau đó là bình thường. Thời gian đau mà người bệnh trải qua có thể từ 24 đến 48 giờ tùy theo cơ địa của từng người.

Thực tế, cũng có người bệnh hoàn toàn không có cảm giác đau trong suốt quá trình hoặc sau quá trình sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, ngưỡng chịu đau của mỗi người khác nhau nên cảm nhận về mức độ đau sau khi sử dụng thuốc diệt tủy răng ở mỗi người bệnh cũng khác nhau.

Nếu gặp cơn đau khi sử dụng thuốc diệt tủy răng thì người bệnh nên bình tĩnh và không nên tùy tiện sử dụng bất kỳ loại kháng sinh hoặc thuốc giảm đau nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Bởi vì những cơn đau này có thể nhanh chóng qua đi và không để lại biến chứng nào. Hoặc người bệnh có thể sử dụng một chút tinh dầu đinh hương thảo và massage bên ngoài, hoặc chườm đá để giảm bớt cảm giác đau buốt.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc diệt tủy răng như sau:

  • Trong quá trình thực hiện diệt tủy răng thì người bệnh không nên để thuốc rơi hoặc nuốt vào đường miệng. Vì thành phần thuốc có chứa asen nên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp nuốt phải thuốc diệt tủy răng thì cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
  • Sử dụng thuốc diệt tủy răng nhưng mức độ đau nhức kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần báo cho bác sĩ điều trị kiểm tra nguyên nhân và xử lý kịp thời.
  • Mặc dù thuốc diệt tủy răng không có tác dụng phụ, nhưng người bệnh vẫn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả biết cách xử lý nếu bị đau khi dùng thuốc làm chết tủy răng. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào thì hãy liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và hỗ trợ.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tủy răng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

12.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan