Các diễn biến chính của đại dịch cúm từ lịch sử đến hiện tại

Đại dịch xảy ra khi các virus cúm mới xuất hiện và có khả năng lây nhiễm dễ dàng từ người sang người. Dưới đây là dòng thời gian lịch sử của bệnh cúm đồng thời cũng là các mốc thời gian lịch sử của các sự kiện y khoa và y tế công cộng trong việc phòng chống cúm.

1. Cúm mùa những năm 1930

Virus cúm được phân lập từ người, điều này chứng minh rằng cúm là do virus chứ không phải do vi khuẩn gây bệnh.

Cúm là một bệnh có tính truyền nhiễm rất cao. Cái tên cúm có nguồn gốc từ Ý ở thế kỷ 15 từ một dịch bệnh. Đại dịch đầu tiên hay đại dịch trên toàn thế giới rõ ràng rất phù hợp với mô tả cúm vào năm 1580. Ít nhất có bốn đại dịch cúm xảy ra vào thế kỷ 19, và ba đại dịch xảy ra vào thế kỷ 20. Đại dịch cúm Tây Ban Nha vào năm 1918-1919 đã gây ra khoảng 21 triệu ca tử vong trên toàn thế giới. Đại dịch đầu tiên của thế kỷ 21 xảy ra vào năm 2009-2010.

Smith, Andrewes và Laidlaw đã phân lập được virus cúm A từ con chồn sương hoặc từ con chồn furô vào năm 1933 và Francis đã phân lập được virus cúm B vào năm 1936. Năm 1936, Buret phát hiện ra rằng virus cúm có thể được nuôi cấy trên phôi trứng gà. Điều này dẫn đến việc nghiên cứu các đặc tính của virus và sự phát triển của vắc xin bất hoạt.

2. Cúm mùa những năm 1940

Thormas Francis, Jr và Jonas Salk đóng vai trò là nhà nghiên cứu chính tại Đại học Michigan để phát triển vắc xin cúm bất hoạt đầu tiên với sự hỗ trợ của Quân đội Hoa Kỳ. Vắc xin của họ sử dụng phôi trứng gà cũng tương tự như các phương pháp vẫn được sử dụng để sản xuất hầu hết vắc xin cúm hiện nay. Vắc xin ban đầu này chỉ bao gồm virus cúm A bất hoạt. Cùng với đó, máy hỗ trợ thở thế hệ thứ nhất cũng được phát triển. Những máy này giúp hỗ trợ thở ở bệnh nhân bị biến chứng hô hấp.

  • Năm 1940 virus cúm B đã được phát hiện.
  • Năm 1942 một loại vắc xin hai thành phần có khả năng bảo vệ chống lại virus cúm A và cúm B được sản xuất sau khi phát hiện ra virus cúm B.
  • Năm 1944, sử dụng nuôi cấy tế bào để phát triển virus. Điều này cho phép virus được nuôi cấy bên ngoài cơ thể lần đầu. Khả năng nuôi cấy virus cúm từ dịch tiết đường hô hấp cho phép chẩn đoán cúm.
  • Năm 1945, vắc xin cúm bất hoạt được cấp phép sử dụng cho dân thường.
  • Năm 1947, trong đại dịch cúm theo mùa, các nhà điều tra xác định rằng những thay đổi trong thành phần kháng nguyên của virus cúm lưu hành đã khiến vắc xin hiện tại không có hiệu quả. Điều này càng làm nổi bật sự cần thiết phải giám sát và mô tả liên tục các virus cúm lưu hành.
  • Năm 1948, Trung tâm Cúm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được thành lập tại Viện nghiên cứu Y khoa Quốc gia ở Luân Đôn. Nhiệm vụ chính của tổ chức là thu thập và mô tả đặc điểm của virus cúm, phát triển các phương pháp chẩn đoán nhiễm virus cúm trong phòng thí nghiệm, đồng thời thiết lập mạng lưới phòng thí nghiệm và phổ biến dữ liệu tích lũy từ các cuộc điều tra của họ.

3. Cúm mùa những năm 1950

  • Năm 1952, hệ thống giám sát và ứng phó với dịch cúm toàn cầu (GISRS) được WHO thiết lập ra để theo dõi sự phát triển của virus cúm. Mạng lưới GISRS ban đầu gồm 26 phòng thí nghiệm.
  • Năm 1956, chi nhánh Trung tâm kiểm soát và phòng dịch bệnh (CDC) ở Atlanta được chỉ định là Trung tâm hợp tác của WHO về giám sát, dịch tễ học và kiểm soát dịch cúm.
  • Năm 1957, một loại virus cúm H2N2 mới xuất hiện gây ra bùng phát dịch bệnh với khoảng 1.1 triệu người chết trên toàn cầu, ở Hoa Kỳ là khoảng 116,000 người.
Đại dịch cúm
Cúm mùa những năm 1950 mang tên H2N2

4. Cúm mùa những năm 1960

  • Năm 1960, để đối phó với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể trong đại dịch năm 1957, Tổng cục Phẫu thuật Hoa Kỳ đã khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho những người mắc bệnh suy nhược mãn tính, những người từ 65 tuổi trở lên, và phụ nữ mang thai.
  • Năm 1961, một ổ dịch ở Nam Phi với việc các loài chim hoang dã trở thành ổ chứa virus cúm A.
  • Năm 1962, Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) thống báo con số người tử vong do dịch bệnh ở 122 thành phố trên khắp Hoa Kỳ. Mỗi tuần văn phòng sẽ thống kê các thông tin quan trọng như số người mắc viêm phổi hoặc cúm, số người tử vong do nhiễm dịch của 122 thành phố này. Hệ thống này đã giải thể vào tháng 10 năm 2016.
  • Năm 1966, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cấp phép amantadine - Một loại thuốc chống virus mới làm thuốc dự phòng chống lại cúm A. Nó không có hiệu quả chống lại cúm B.
  • Năm 1967, Tiến sĩ H.G.Pereira và các đồng nghiệp đề xuất mối quan hệ giữa người và virus cúm gia cầm. Sau khi nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ kháng nguyên giữa đại dịch cúm năm 1957 ở người và virus cúm A được phân lập ở gà tây. Nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi và nghiên cứu xem liệu virus cúm ở người có nguồn gốc từ gia cầm hay không.
  • Năm 1968, một loại virus cúm H3N2 mới xuất hiện đã gây ra một đại dịch khác dẫn đến khoảng 100,000 người tử vong ở Hoa Kỳ và 1 triệu người trên toàn thế giới. Hầu hết những trường hợp tử vong là những người từ 65 tuổi trở lên. Virus H3N2 lưu hành ngày nay là hậu duệ của virus H3N2 xuất hiện vào năm 1968.

5. Cúm mùa những năm 1970

Một vụ dịch cúm (cúm lợn) xảy ra trong số các tân binh tại Fort Dix, dẫn đến một chương trình tiêm chủng để ngăn chặn dịch bệnh. Trong vòng 10 tháng, khoảng 25% dân số Hoa Kỳ đã được tiêm phòng, khoảng gấp đôi mức cần thiết để cung cấp cho những đối tượng nguy cơ.

Năm 1981, trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh bắt đầu thu thập các báo cáo về dịch cúm từ các nhà dịch tễ học ở các lãnh thổ và tiểu bang.

6. Cúm mùa những năm 1990

  • Năm 1993, chương trình vắc xin cho trẻ em (VFC) được thành lập do sự bùng phát của bệnh sởi nhằm mục đích cung cấp vắc xin miễn phí cho trẻ em mà cha mẹ hoặc người giám hộ không đủ khả năng để chi trả.
  • Năm 1994, Rimantadine, có nguồn gốc từ amantadine được FDA chấp thuận để điều trị cúm A
  • Năm 1996, một loại virus cúm H5N1 ở cúm gia cầm được phân lập lần đầu tiên từ ngỗng nuôi ở Trung Quốc.
  • Năm 1997, nhiễm trùng cúm A (H5N1) đầu tiên ở người được xác định tại Hồng Kông. Thêm vào đó, một công cụ giám sát dịch cúm trên web là Flu.net cũng được WHO cho ra mắt. Đây là một công cụ quan trọng để theo dõi sự di chuyển của virus cúm trên toàn cầu. Dữ liệu quốc gia được cập nhật hàng tuần và công khai.
  • Năm 1998, giám sát virus cúm ở lợn do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ thực hiện. Một loại virus lai giữa virus cúm gia cầm, chim và lợn được phát hiện ở lợn. Virus này trở thành virus cúm phổ biến ở lợn tại Hoa Kỳ năm 1999.
  • Năm 1999, kế hoạch phòng chống đại dịch cúm được WHO công bố, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường giám sát dịch cúm, cùng với việc phải sản xuất và phân phối vắc xin hoặc thuốc chống virus. Đồng thời nghiên cứu về cúm và chuẩn bị khẩn cấp các chất ức chế neuraminidase oseltamivir (Tamiflu) và zanamivir (Relenza) được cấp phép để điều trị nhiễm cúm.

7. Cúm mùa những năm 2000

  • Tháng 4 năm 2000, Uỷ ban tư vấn về Thực hành tiêm chủng (ACIP) khuyến khích trẻ em từ 6 đến 23 tháng tuổi tiêm vắc xin hàng năm để bảo vệ và chống lại bệnh cúm.
  • Năm 2003, các quan chức y tế công cộng lo ngại về sự tái phát của cúm gia cầm H5N1 được báo cáo ở Trung Quốc và Việt Nam. Tháng 6 năm 2003, vắc xin cúm dạng xịt mũi đầu tiên được cấp phép.
  • Năm 2004, Hệ thống quản lý sự cố quốc gia (NIMS) được thành lập để phối hợp ứng phó với các sự cố y tế công cộng.
  • Năm 2005, chiến lược quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ về đại dịch cúm được công bố. Toàn bộ bộ gen của virus cúm đại dịch năm 1918 được giải trình
  • Năm 2006, CDC ngừng khuyến cáo sử dụng adamantanes từ năm 2005-2006 sau khi mức độ kháng thuốc cao trong số các virus cúm A. Ở mỹ, mức độ kháng tăng từ 1,9% trong mùa 2003-2004 lên 11% trong mùa 2004-2005. Chiến lược quốc gia về kế hoạch thực hiện dịch cúm được công bố. Tài liệu nêu rõ sự chuẩn bị và ứng phó của Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch.
  • Năm 2007, Hiệp hội Y khoa Thú y Hoa Kỳ (AVMA) thành lập lực lượng đặc nhiệm Sáng kiến Một sức khỏe. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi tăng cường hợp tác giữa cộng đồng y tế dành cho người và thú y. FDA phê chuẩn cho phép sử dụng vắc xin đầu tiên dùng cho người để chống lại virus cúm A (H5N1) Hoa Kỳ.
  • Năm 2008, ACIP mở rộng khuyến nghị tiêm phòng cúm bao gồm tiêm chủng cho cả trẻ em từ 5-18 tuổi. CDC nhận được sự chấp thuận của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho xét nghiệm chuỗi polymerase (PCR) có độ nhạy cao. Những xét nghiệm này có thể phát hiện bệnh cúm với độ đặc hiệu cao giúp tăng cường chẩn đoán và lựa chọn phác đồ điều trị.
  • Ngày 17 tháng 4 năm 2009 một loại virus H1N1 mới được phát hiện ở Hoa Kỳ. CDC bắt đầu làm việc để phát triển một loại virus có thể sử dụng tạo ra vắc xin bảo vệ chống lại virus mới này. Ngày 25 tháng 4 năm 2009, WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm. Đến ngày 11 tháng 6 năm 2009 WHO chính thức tuyên bố đại dịch cúm mới 2009 bùng phát. CDC bắt đầu tiến hành nghiên cứu đối với dịch cúm H1N1 kéo dài hơn một năm. Các bác sĩ đã sử dụng các xét nghiệm miễn dịch nhanh tại điểm chăm sóc để cung cấp kết quả cúm trong vòng 15 phút khi đại dịch cúm bùng phát. Ngày 5 tháng 10 năm 2009, liều vắc xin cho đại dịch cúm đầu tiên đã được phát triển.
Đại dịch cúm 2009
Đại dịch cúm 2009 bùng phát đầu tiên ở Hoa Kỳ

8. Cúm mùa những năm 2010

  • Ngày 10 tháng 8 năm 2010, WHO tuyên bố chấm dứt đại dịch cúm H1N1 2009. Và ACIP khuyến nghị tiêm phòng cúm hàng năm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên.
  • Năm 2012, vắc xin chứa virus nuôi cấy tế bào có sẵn. Tuy nhiên, trứng vẫn là phương tiện chính để nuôi cấy tế bào. Phương pháp nuôi cấy tế bào được sử dụng để sản xuất vắc xin.
  • Năm 2014, FDA chấp thuận peramivir (Rapivab) để điều trị cúm ở người lớn. Đây là thuốc cảm cúm IV đầu tiên.
  • Năm 2017, CDC cập nhật hướng dẫn sử dụng các biện pháp phi dược phẩm để giúp ngăn ngừa dịch cúm lan truyền dựa trên bằng chứng khoa học mới nhất. Đây là hành động mà các cá nhân và cộng đồng có thể thực hiện để giúp làm chậm sự lây lan của bệnh cúm như tự cách li ở nhà khi bị bệnh, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Nguồn tham khảo: .cdc.gov.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan