Các nguyên nhân hàng đầu gây cận thị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gặp nhiều nhất trong những năm gần đây, đặc biệt là độ tuổi học đường. Phần lớn là do trẻ được tiếp cận với các thiết bị điện tử quá sớm, ít tham gia hoạt động ngoài trời.

1. Nguyên nhân cận thị

Mắt có hai phần giúp nhìn thấy các sự vật xung quanh là:

  • Giác mạc: Đây là một lớp mô mỏng, trong suốt nằm phía trước bề mặt của mắt
  • Thủy tinh thể: Là một cấu trúc rõ ràng, có kích thước và hình dạng giống chiếc kẹo M & M.

Con mắt có hình dạng bình thường sẽ có độ cong mượt mà, giống như bề mặt của một viên bi. Chỉ khi giác mạc và thủy tinh thể có độ cong (khúc xạ) như vậy thì ánh sáng mới có thể tới để tạo thành hình ảnh tập trung rõ nét ở võng mạc, bộ phận sau đáy mắt.

1.1 Cận thị

Nếu giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong không đều và mượt mà thì các tia sáng không thể chiếu đúng trên võng mạc, gây ra tật khúc xạ.

Cận thị xảy ra khi giác mạc bị cong quá mức, làm ánh sáng không lọt vào võng mạc mà tập trung ở phía trước võng mạc, dẫn đến các vật quan sát bị mờ đi khi ở vị trí xa.

1.2 Các tật khúc xạ khác

Ngoài cận thị, còn có một số tật khúc xạ khác bao gồm:

  • Viễn thị: Ngược lại với cận thị, viễn thị xảy ra khi nhãn cầu ngắn hơn bình thường hoặc giác mạc bị cong quá ít. Ở người lớn mắc bệnh viễn thị thì cả hai vật thể gần và xa đều bị nhìn mờ.
  • Loạn thị: Loạn thị xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể của một bên mắt cong hơn mắt còn lại. Loạn thị không làm mắt bị mờ tầm nhìn.
Loạn thị
Loạn thị gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh

2. Triệu chứng cận thị

Các triệu chứng cận thị có thể bao gồm:

  • Tầm nhìn mờ khi nhìn vào các vật ở xa
  • Cần nheo mắt hoặc đóng một phần mí mắt để nhìn rõ
  • Nhức đầu do mỏi mắt
  • Khó nhìn thấy khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm (cận thị ban đêm)

Cận thị thường xuất hiện sớm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang ngồi trên ghế nhà trường. Trẻ bị cận thị có biểu hiện:

  • Nheo mắt dai dẳng
  • Cần ngồi gần hơn với tivi, màn hình phim hoặc phía trước lớp học
  • Dường như không nhìn rõ được các vật ở xa
  • Nháy mắt quá mức
  • Chà mắt thường xuyên

3. Bị cận thị khi nào thì đi khám mắt?


Bạn nên đi khám bác sĩ khi mắt nhìn mờ đến mức ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, công việc; giảm hứng thú với các hoạt động tập thể. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định mức độ cận thị và tư vấn về các lựa chọn để điều chỉnh tầm nhìn của mắt.Đồng thời, bạn cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc của nhân viên y tế khẩn cấp khi:

  • Xuất hiện đột ngột các đốm nhỏ trước mắt khi bạn quan sát mọi thứ xung quanh
  • Ánh sáng lóe lên ở một hoặc cả hai mắt
  • Xuất hiện các vết như bóng râm nhỏ trên mắt
Đốm đen
Khi người bệnh xuất hiện đột ngột các đốm nhỏ trước mắt cần đi khám bác sĩ ngay

Đây là những dấu hiệu cảnh báo bong võng mạc, một biến chứng hiếm gặp của cận thị. Bong võng mạc là một trường hợp khẩn cấp vì thời gian phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

4. Người bình thường khi nào đi khám mắt?

Viện hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ khuyến nghị những khoảng thời gian sau đây cần phải đi kiểm tra mắt thường xuyên:

4.1 Người lớn

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc một số bệnh về mắt như bệnh tăng nhãn áp thì bạn cần kiểm tra mắt 1 - 2 năm/lần, bắt đầu từ tuổi 40. Nếu không mắc bất kỳ bệnh lý nào về mắt thì bạn được khuyên đi khám mắt trong các khoảng thời gian sau:

  • Cứ sau 5 - 10 năm ở độ tuổi 20 đến 30
  • Cứ 2 - 4 năm ở độ tuổi 40 đến 54
  • Cứ sau 1 - 3 năm ở độ tuổi 55 đến 64
  • Cứ 1 - 2 năm sau 65 tuổi

Nếu bạn đeo kính hoặc kính áp tròng, mắc các bệnh lý có nguy cơ xảy ra biến chứng ở mắt như đái tháo đường thì cần kiểm tra mắt thường xuyên. Khi đến thăm khám mắt hãy hỏi bác sĩ về lịch khám cho lần tiếp theo hoặc đến khám bất kỳ thời điểm nào khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở mắt.

4.2 Trẻ em và thanh thiếu niên

Trẻ em cần được kiểm tra bệnh mắt và kiểm tra thị lực bởi bác sĩ nhi khoa, bác sĩ nhãn khoa hoặc người sàng lọc được đào tạo khác ở các độ tuổi và khoảng thời gian sau.

Trẻ cận thị
Trẻ em cần kiểm tra thị lực giúp đánh giá tình trạng sức khoẻ của mắt

Trẻ em cần kiểm tra thị lực bởi bác sĩ nhi khoa, nhãn khoa qua các cột mốc tuổi sau:

  • 6 tháng tuổi
  • 3 tuổi
  • Trước 6 tuổi và 2 năm/lần trên trường học, khám trực tiếp tại nhà hoặc nơi công cộng.

5. Ai dễ bị cận thị?

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh cận thị, chẳng hạn như:

  • Di truyền học: Cận thị có xu hướng di truyền trong các gia đình. Nếu cha hoặc mẹ bị bệnh cận thị thì con có nguy cơ cận thị cao hơn các gia đình khác. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn nữa nếu cả cha và mẹ đều mắc cận thị.
  • Điều kiện môi trường: Thiếu thời gian hoạt động ngoài trời làm tăng nguy cơ mắc bệnh cận thị. Trẻ xem nhiều tivi, xem nhiều điện thoại có nguy cơ bị cận thị cao hơn những đứa trẻ khác. Do đó, điều quan trọng là cần cai nghiện smartphone cho trẻ.

6. Biến chứng của tật cận thị


Cận thị có liên quan đến một loạt các biến chứng từ nhẹ đến nặng như:

  • Giảm chất lượng cuộc sống: Cận thị không điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bạn có thể trở nên ít tham gia các hoạt động xã hội hơn sau khi gặp khó khăn trong thực hiện một vài nhiệm vụ.
  • Mỏi mắt: Cận thị không điều trị có thể khiến bạn nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung. Điều này có thể dẫn đến mỏi mắt và đau đầu.
  • Giảm an toàn: Các vấn đề về thị lực có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn của bạn, đặc biệt là khi tham gia các hoạt động như lái xe, vận hành các thiết bị nặng.
  • Gánh nặng tài chính: Chi phí cho việc điều chỉnh thủy tinh thể, khám mắt và điều trị bệnh có thể trở thành gánh nặng tài chính. Giảm thị lực cũng có thể ảnh hưởng đến công việc, nguồn thu nhập chính của bạn.
Mỏi mắt
Biến chứng của tật cận thị có thể gây triệu chứng mỏi mắt ở người bẹnhe

Có rất nhiều nguyên nhân gây cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chúng như do cường độ làm việc –học tập, tiếp cận các thiết bị điện tử (ti vi, máy tính, điện thoại ...). Theo đó, cận thị thường kèm theo thoái hóa võng mạc, mức độ thoái hóa thông thường tương xứng với mức độ cận .Tuy nhiên, nếu cận thị được đeo kính thường xuyên, thăm khám và điều trị kịp thời thì sẽ hạn chế mức độ thoái hóa võng mạc.

Ngoài thoái hóa võng mặc người bị cận thị nặng còn có nguy cơ bị bong võng mạc, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thểbệnh đa hồng cầu - tổn thương ở vùng võng mạc trung tâm. Các mô trong nhãn cầu dài bị kéo căng và mỏng đi, gây chảy nước mắt, viêm, yếu mạch máu, dễ chảy máu và tạo sẹo. Do đó, người bệnh cần nắm được nguyên nhân cũng như triệu chứng của cận thị để có hướng thăm khám và điều trị thích hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

69.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan