Chín mé ngón tay có nguy hiểm?

Chín mé ngón tay là bệnh lý nhiễm trùng ngoài da thường gặp hiện nay, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào với mọi độ tuổi trong đời sống. Nguyên nhân chín mé ngón tay thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên, vì vậy bệnh cần được điều trị triệt để, tránh tái phát thành những đợt bệnh sau này.

1. Chín mé ngón tay là gì?

Chín mé ngón tay là bệnh lý nhiễm trùng bên ngoài da rất phổ biến hiện nay. Bệnh chín mé ngón tay cụ thể là tình trạng các đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân bị nhiễm trùng dẫn đến tạo mủ gọi là chín mé mưng mủ, thậm chí là ổ áp- xe tại những vị trí này. Bệnh lý chín mé ngón tay nếu không được chữa trị đúng cách kèm theo giữ vệ sinh cơ thể thì bệnh sẽ rất dễ có nguy cơ tái phát, lặp lại nhiều lần.

Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp đối với người bị chín mé ngón tay như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau đầu, cơ thể tê bì và sốt.
  • Đau tại vị trí đầu hay kẽ những ngón tay ngón chân, cơn đau xảy đến bất chợt, không nhất định.
  • Có cảm giác ngứa ran, sưng, nhức gây khó chịu cho người bệnh.

Những triệu chứng này thường rất dễ nhận biết vì vị trí xuất hiện những tình trạng này thường ở đầu khóe các móng tay hoặc kẽ móng tay, móng chân. Về chín mé bệnh học được giải thích như sau khi móng tay hoặc móng chân bị nhiễm vi khuẩn thì chúng sẽ gây ra một số phản ứng tại vị trí này khiến tay và chân bị sưng tấy lên, vết sưng có màu đỏ, ngứa, sau đó chuyển thành màu đỏ sẫm, gây cảm giác nhức và khó chịu, viêm nhiễm ở mức độ nặng có thể làm các ngón tay ngón chân cử động khó khăn và tạo thành mủ. Nghiêm trọng hơn, một số trường hợp chín mé ngón tay làm hiện tượng sưng tây lan lên cẳng tay, theo đường bạch huyết để trở thành những vệt tấy đỏ mặt trong cánh tay khiến vị trí này trở nên căng tức, đau giật theo nhịp đập của mạch máu và có sốt kèm theo.

Chín mé
Hình ảnh chín mé ở tay

2. Nguyên nhân chín mé

Nguyên nhân chín mé được giải thích là do vi khuẩn tụ cầu vàngHerpes. Những loại vi khuẩn này gây nên bệnh chín mé ngón tay bằng cách xâm nhập thông qua những vết xước, vết thương, vết châm trên cơ thể người bệnh. Đối với những đối tượng mà cơ thể bị ra nhiều mồ hôi và bụi bẩn hay bám lên da thì vi khuẩn sẽ sinh sôi và nảy nở nhanh chóng hơn.

Một số nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh lý chín mé ngón tay có thể kể ra như sau:

  • Làm móng tay, móng chân ở những cửa tiệm bên ngoài nên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
  • Mang giày cao gót bít mũi khiến đầu ngón chân dễ có vết thương cũng như ra nhiều mồ hôi là điều kiện cho tụ cầu vàng và Herpes xâm nhập và phát triển.
  • Chơi một số môn thể thao gây chấn thương ở những đầu ngón tay ngón chân.
  • Người bị bệnh béo phì
  • Người nhiễm HIV/AIDS đang trong quá trình điều trị.
HIV giai đoạn cuối
Người nhiễm HIV/AIDS đang trong quá trình điều trị có thể gây chín mé

Khi bị những vết thương hay vết xước như trên thì thông thường người bệnh có tâm lý chủ quan nên sẽ bỏ qua và không chăm sóc, chữa trị vết thương. Đây là điều kiện để gây nên bệnh chín mé ngón tay ở giai đoạn nhẹ, lâu ngày bệnh phát triển thành giai đoạn nặng hơn thì những triệu chứng lâm sàng mới biểu hiện rầm rộ khiến người bệnh phải đến những cơ sở y tế để khám bệnh. Lúc này, bệnh đã ở giai đoạn nặng nên việc điều trị rất khó khăn và dễ bị tái phát trở lại. Vì vậy, trong những thói quen hằng ngày cần thực hiện giữ gìn vệ sinh như sau để đảm bảo không cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể:

  • Rửa tay, chân thật sạch mỗi ngày
  • Không ngâm tay chân với nước trong thời gian quá lâu
  • Không mang vớ dơ, phải thay đổi vớ thường xuyên
  • Không đi chân trần để ngăn chặn việc bụi bẩn, vi khuẩn bám vào chân
  • Hạn chế việc đi giày cao gót bít mũi hoặc giày quá chật
  • Không chơi những môn thể thao có khả năng gây tổn thương ngón tay ngón chân
rửa tay 2
Rửa tay sạch sẽ giúp phòng tránh vi khuẩn

3. Bệnh chín mé có mấy giai đoạn?

Bệnh chín mé ngón tay thường phát triển thành 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện trong vòng 1- 3 ngày đầu, tại vị trí đầu ngón tay, ngón chân thường bị sưng phồng lên, có màu đỏ, gây ngứa. Sau đó thì bệnh nhân sẽ bị đau nhức gây cảm giác khó chịu, có khi sẽ bị khó cử động những ngón tay, ngón chân.
  • Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, đây là thời kỳ mà những triệu chứng của viêm sẽ lan rộng ra những vùng xung quanh, có thể là lan từ đầu ngón tay, ngón chân ra toàn bộ ngón tay, ngón chân đó. Bệnh nhân sẽ bị căng tức, đau nhức, giật theo nhịp đập của mạch máu, sốt.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn chín mé mưng mủ

Đối với bệnh chín mé ngón tay nguyên nhân do Herpes thì virus này sẽ ủ bệnh trong thời gian từ 2 đến 20 ngày. Lúc này cơ thể sẽ có một số triệu chứng như sốt, toàn thân mệt mỏi, đau, rát, cảm giác bị châm chích tại vị trí đốt ngón tay, ngón chân đang bị tổn thương. Vài ngày sau thì tại những vị trí này sẽ có hiện tượng sưng, đỏ, phù, mọc những mụn nước kích thước khoảng 1- 3mm trong vòng 7- 10 ngày. Mụn nước trong giai đoạn này có thể bị vỡ ra thành những dịch trong suốt, đục hay đỏ của máu và có khi còn bị loét. Sau giai đoạn nhiễm trùng này, virus sẽ xâm nhập vào những nhánh thần kinh cảm giác có ở da, sau đó đi vào hạch thần kinh ngoại vi và cuối cùng là sinh sống ở tế bào Schwann trong một thời gian dài. Nếu cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu, có những sang chấn tâm lý hay tiếp xúc trực tiếp với các loại tia như tia laser, tia UV, tia xạ... thì virus sẽ hoạt động trở lại, di chuyển ngược ra da và tái phát bệnh.

Cần điều trị bệnh chín mé ngón tay từ những ngày đầu của bệnh vì khi bệnh tiến triển đến những giai đoạn sau này thì sẽ xuất hiện một số biến chứng nghiêm trọng như viêm xương, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong.

Đăng kí khám bệnh
Khi xuất hiện triệu chứng bất thường, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ

Chín mé ngón tay tuy là một bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi và chỉ là bệnh ngoài da nhưng nếu không tìm hiểu kỹ về nguyên nhân chín mé cũng như bệnh chín mé có mấy giai đoạn nhằm có được phương pháp điều trị hiệu quả, theo dõi được tình trạng bệnh thì bệnh rất dễ tái phát cũng như để lại những hậu quả, biến chứng nguy hiểm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

XEM THÊM

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

206.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan