Đặt nội khí quản được thực hiện như thế nào?

Đặt nội khí quản là một kỹ thuật được sử dụng trong gây mê, phẫu thuật và đặc biệt trong hồi sức cấp cứu. Phương pháp này giúp khai thông, bảo vệ đường thở và giúp thông khí nhân tạo xâm nhập tốt.

1. Đặt nội khí quản là gì?

Đặt nội khí quản là một kỹ thuật khẩn cấp cần được thực hiện trên những bệnh nhân bị bất tỉnh hoặc không thể tự thở được. Kỹ thuật này giúp duy trì đường thở thông suốt và ngăn ngừa tình trạng nghẹt thở.

Quy trình đặt nội khí quản điển hình được thực hiện khi bạn đã được gây mê, sau đó một ống nhựa dẻo sẽ được đặt vào khí quản của bạn thông qua miệng để đảm bảo hô hấp cho bạn.

Ống thở được sử dụng để đặt nội khí quản có nhiều kích thước khác nhau để phù hợp với từng độ tuổi và kích thước phần cổ họng của từng bệnh nhân. Ống thở sẽ được giữ cố định tại chỗ nhờ một vòng không khí nhỏ được thổi phồng xung quanh ống sau khi nó được đưa vào đúng vị trí.

Khí quản là một đường ống dẫn khí bắt đầu từ bên dưới thanh quản kéo dài xuống dưới, nằm phía sau xương ức. Khí quản sau đó phân chia và trở thành hai ống nhỏ hơn gọi là phế quản phải và trái. Mỗi một phế quản chính này sẽ kết nối với một lá phổi của bạn. Các phế quản sau đó tiếp tục phân chia thành các đường dẫn khí nhỏ hơn trong phổi.

Nếu vì bất kỳ lý do nào đó làm cho đường thở của bạn từ mũi xuống khí quản bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khó thở hoặc không thở được, khi đó cần phải đặt nội khí quản.

2. Vì sao cần đặt nội khí quản?

Lồng ngực, phổi
Đặt nội khí quản giúp bảo vệ phổi của bệnh nhân

Bạn có thể cần phải đặt nội khí quản vì bất kỳ lý do nào sau đây:

  • Để mở đường thở của bạn để gây mê, sử dụng thuốc hoặc cung cấp oxy.
  • Để bảo vệ phổi của bạn.
  • Bạn bị khó thở hoặc không thở được nữa.
  • Bạn cần sử dụng máy thở.
  • Bạn bị chấn thương đầu và không thể tự thở được.
  • Bạn cần gây mê trong một khoảng thời gian dài để tiến hành phẫu thuật hoặc để hồi phục sau một chấn thương nghiêm trọng hoặc một bệnh lý nào đó.

Đặt nội khí quản giữ cho đường thở của bạn được thông suốt, điều này cho phép oxy có để đi đến phổi của bạn.

3. Đặt nội khí quản được thực hiện như thế nào?

Đặt ống nội khí quản
Hình ảnh mổ tả quá trình thực hiện đặt nội khí quản

Đặt nội khí quản là một kỹ thuật xâm lấn và có thể gây ra những khó chịu đáng kể cho người bệnh. Tuy nhiên, thông thường bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân và thuốc giãn cơ để không cảm thấy đau.

Nhưng cũng có một số trường hợp kỹ thuật cần được thực hiện ngay cả khi người bệnh vẫn còn tỉnh táo. Thuốc gây tê cục bộ có thể được sử dụng nhằm làm tê liệt đường thở để giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh.

Kỹ thuật đặt nội khí quản thường được thực hiện trong bệnh viện. Song trong các tình huống khẩn cấp, một nhân viên y tế có thể thực hiện đặt nội khí quản ngay tại nơi bệnh nhân gặp nạn.

Trong quy trình đặt nội khí quản điển hình được thực hiện như sau:

  • Trước tiên bệnh nhân sẽ được gây mê.
  • Khi bệnh nhân đã rơi vào trạng thái mê, bác sĩ sẽ mở miệng và đưa vào một dụng củ nhỏ có đèn để soi thanh quản.
  • Khi bác sĩ đã xác định được vị trí dây thanh âm của bệnh nhân, một ống nhựa dẻo sẽ được đưa từ miệng, đi qua phía ngoài dây thanh âm vào đến khí quản.

Trong những trường hợp khó có thể cẩn phải sử dụng đến máy soi thanh quản, để quan sát một cách chi tiết hơn về đường thở.

  • Sau đó bác sĩ cần phải kiểm tra xem ống thông đã được đặt vào đúng vị trí hay chưa.
  • Ống nội khí quản sẽ được lấy ra khi bệnh nhân không còn cần sự trợ giúp cho việc hô hấp nữa.
  • Trong quá trình phẫu thuật và trong trường hợp chăm sóc đặc biệt, ống thông này được kết nối với máy thở.

Sau khi đặt nội khí quản, bệnh nhân có thể bị đau họng nhẹ hoặc khó nuốt, nhưng những điều này sẽ nhanh chóng biến mất.

Đau trước ngực và sau lưng
Bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng đau ngực khi đặt nội khí quản

Tuy nhiên bệnh nhân cũng có thể gặp phải những triệu chứng khó chịu và nguy hiểm hơn. Cần phải báo ngay cho bác sĩ nếu như gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

Những triệu chứng này có thể là một dấu hiệu của các vấn đề khác đối với đường thở của bệnh nhân.

4. Những biến chứng có thể gặp khi đặt nội khí quản là gì?

4.1. Biến chứng do gây mê khi đặt nội khí quản

Thông thường, bệnh nhân sẽ được gây mê toàn thân trong suốt quá trình đặt nội khí quản. Do đó bệnh nhân sẽ không cảm nhận được gì khi ống thông được đưa vào nội khí quản.

Những người khỏe mạnh thường không gặp bất kỳ vấn đề nào khi gây mê toàn thân, nhưng vẫn có một số rủi ro nhỏ và các biến chứng lâu dài. Những rủi ro này phần lớn phụ thuộc vào sức khỏe chung của bệnh nhân.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gặp biến chứng khi gây mê gồm có:

  • Các vấn đề mãn tính liên quan đến phổi, thận hoặc tim.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh động kinh.
  • Tiền sử gia đình có phản ứng bất lợi với gây mê.
  • Bị ngưng thở lúc ngủ.
  • Béo phì.
  • Dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.
  • Uống rượu.
  • Hút thuốc lá.
  • Tuổi.

Biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở những người lớn tuổi và có các bệnh lý khác. Những biến chứng nguy hiểm nhưng hiếm gặp gồm có:

Đau tim
Đau tim biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở những người lớn tuổi

  • Đau tim
  • Nhiễm trùng phổi
  • Đột quỵ
  • Rối loạn tâm thần tạm thời
  • Tử vong

Có khoảng 1-2 người trong 1000 người có thể tỉnh táo một phần trong khi gây mê toàn thân. Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân thường nhận thức được mọi chuyện xung quanh nhưng không cảm thấy đau. Những bệnh nhân này có thể cảm thấy đau dữ dội, tuy nhiên tình trạng này là rất hiếm gặp. Điều này có thể dẫn tới các biến chứng tâm lý lâu dài như rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ gặp phải biến chứng này đó là:

  • Trường hợp phẫu thuật khẩn cấp
  • Bệnh nhân có các vấn đề về tim hoặc phổi.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc phiện hoặc thuốc an thần hay cocaine kéo dài.
  • Bệnh nhân sử dụng rượu hàng ngày.

4.2. Biến chứng do đặt ống nội khí quản

Có một số biến chứng liên quan đến thao tác đặt ống nội khí quản như là:

  • Chấn thương răng
  • Chấn thương cổ họng hoặc khí quản
  • Sự tích tụ quá nhiều chất lỏng trong các cơ quan hoặc mô
  • Chảy máu
  • Biến chứng phổi
  • Trào ngược dịch tiêu hóa vào trong phổi

Bác sĩ cần phải đánh giá tình trạng của bệnh nhân trước khi làm thủ thuật để giảm thiểu nguy cơ các biến chứng có thể xảy ra. Đồng thời trong suốt quá trình đặt nội khí quản, bệnh nhân cũng sẽ được theo dõi cẩn thận.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan