Đặt stent niệu quản (Double-J) dưới X quang tăng sáng, điều trị hẹp niệu quản

JJ Stent (Double-J) là một ống rỗng bằng nhựa dẻo dài từ 24-30cm, có thiết kế đặc biệt để đặt vào niệu quản. Đặt Stent dưới X quang tăng sáng là phương pháp hiệu quả để điều trị hẹp niệu quản, giúp tái lập lưu thông đường bài xuất hệ tiết niệu.

1. Tổng quan về chứng hẹp niệu quản

Niệu quản là ống tự nhiên có vai trò dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Hẹp niệu quản là một trong những bệnh lý khá phổ biến trong bệnh học hệ tiết niệu, có thể gây ra chứng ứ nước thận phía thượng lưu và dẫn đến suy thận. Đặt stent niệu quản (Double-J) ngược dòng qua nội soi thường được ưu tiên lựa chọn trước do tính xâm nhập tối thiểu.

Tác dụng của điều trị hẹp niệu quản bằng Stent:

  • Đặt stent niệu quản (Double-J) giúp nước tiểu có thể chảy từ thận xuống đến bàng quang. Giúp thận tiếp tục hoạt động và không bị tổn thương do tắc nghẽn.
  • Giảm nguy cơ nhiễm trùng, hạn chế những cơn đau quặn thận dữ dội khi thận không được dẫn lưu tốt.
  • Bảo vệ niệu quản, giúp niệu quản bị thương tổn dần lành vết thương, ngăn chặn nguy cơ niệu quản bị chít hẹp khi vết thương lành.
Đau quặn thận
Đặt stent niệu quản (Double-J) ngăn ngừa những cơn đau quặn thận

2. Nguyên nhân gây tắc nghẽn

Đặt stent niệu quản (Double-J) khi có tắc nghẽn ở niệu quản hoặc thận, giúp cải thiện tình trạng tắc nghẽn. Các nguyên nhân thường gặp gây tắc nghẽn là:

  • Sỏi niệu quản: Sỏi hình thành ở thận, sau đó bị tác động, di chuyển xuống niệu quản và gây tắc nghẽn. Tùy theo kích thước sỏi, sỏi nhỏ có thể tự thoát ra ngoài theo đường tiểu nhưng một số còn lại bị kẹt lại, gây tắc nghẽn.
  • U bướu: Cả u lành tính lẫn u ác tính đều có thể là nguyên nhân gây tắc nghẽn niệu quản, cần phải đặt stent để giải quyết tắc nghẽn ở thận.
  • Chít hẹp: Chít hẹp có thể do sẹo gây hẹp và tắc nghẽn niệu quản.
  • Tổn thương niệu quản: Những tổn thương xảy ra khi nội soi niệu quản (ví dụ phẫu thuật nội soi ruột, điều trị sỏi hoặc thực hiện sinh thiết, thủ thuật sản phụ khoa..) hoặc do các tổn thương trực tiếp đến niệu quản do vết thương xuyên thấu.

3. Chỉ định, chống chỉ định đặt stent niệu quản dưới X quang tăng sáng

Trường hợp chỉ định:

Trường hợp chống chỉ định:

Nhịn tiểu có thể dẫn tới bệnh tiểu không tự chủ không?
Bệnh nhân tiểu không tự chủ chống chỉ định thực hiện

4. Quy trình đặt stent niệu quản dưới X quang tăng sáng điều trị hẹp niệu quản

4.1 Chuẩn bị

Để thực hiện thủ thuật đặt stent niệu quản (Double-J) dưới X quang tăng sáng cần chuẩn bị:

Ekip thực hiện:

  • Bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ phụ trợ
  • Kỹ thuật viên điện quang
  • Điều dưỡng
  • Bác sĩ/kỹ thuật viên gây mê toàn thân

Phương tiện sử dụng:

  • Máy X quang tăng sáng truyền hình (Fluoroscopy).
  • Phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh.
  • Bộ áo chì, tạp dề giúp che chắn khỏi tia X.
  • Máy siêu âm đầu dò phẳng và cong.
  • Túi nilon vô khuẩn bọc đầu dò siêu âm

Thuốc: Gồm thuốc gây tê tại chỗ, gây mê toàn thân (nếu cần), thuốc đối quang Iod tan trong nước, dung dịch sát khuẩn da và vùng niêm mạc.

Vật tư y tế thông thường: Bơm tiêm 5,10ml, nước cất (nước muối sinh lý), trang phục phẫu thuật; bộ can thiệp vô trùng (dao, kéo, kẹp, khay đựng dụng cụ..v.v), bông gạc, băng dính phẫu thuật; hộp thuốc và hộp cấp cứu tai biến.

Vật tư y tế đặc biệt:

  • Kim Chiba và các dây dẫn tương ứng
  • Ống thông chụp mạch tiêu chuẩn 4-5F
  • Dây dẫn tiêu chuẩn 0.035’’
  • Ống dẫn lưu hình đuôi lợn (Pigtail).
  • Ống thông niệu quản (Double J) 6-8F chiều dài 22-28cm.
  • Dây nối bơm thuốc
  • Chỉ khâu cố định ống thông.

Người bệnh cần chuẩn bị:

  • Được giải thích cụ thể về thủ thuật để phối hợp với bác sĩ.
  • Thực hiện khám lâm sàng trước thủ thuật.
  • Nhịn ăn, uống trước 6 giờ. Không uống quá 50ml nước.
  • Tại phòng can thiệp: bệnh nhân được chỉ định nằm nghiêng hoặc ngửa tùy theo vị trí dẫn lưu. Bác sĩ lắp máy theo dõi nhịp thở, mạch, điện tâm đồ, huyết áp, độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi.
  • Khoảng 2-7 ngày trước khi đặt đặt stent niệu quản (Double-J) xuôi dòng qua da, người bệnh cần được đặt dẫn lưu bể thận qua da để giải quyết tình trạng tăng áp lực bể thận do tắc nghẽn và giảm thiểu nguy cơ chảy máu đường bài xuất.
nhịn ăn trước phẫu thuật
Bệnh nhân cần nhịn ăn, uống trước 6 tiếng

4.2 Quy trình đặt stent niệu quản (Double-J)

Các bước thực hiện điều trị hẹp niệu quản dưới X quang tăng sáng:

Bước 1: Chụp bể thận - niệu quản xuôi dòng

  • Qua ống thông dẫn lưu bể thận qua da, bơm thuốc đối quang để chụp bể thận, niệu quản.
  • Đánh giá mức độ và xác định vị trí tắc nghẽn.

Bước 2: Tạo đường vào đường bài xuất

  • Đưa dây dẫn 0.035’’ vào trong bể thận và niệu quản để rút ống thông dẫn lưu (Pigtail).
  • Đưa sheath 6-8Fr vào bể thận theo dây dẫn.

Bước 3: Tiếp cận vùng tổn thương

  • Dùng ống thông và dây dẫn đi từ bể thận qua niệu quản xuống tới bàng quang. Thay dây dẫn tiêu chuẩn bằng dây dẫn cứng (Stiff wire), rút ống thông.

Bước 4: Đặt stent niệu quản (Double J)

  • Đưa Stent niệu quản vào trong bể thận, niệu quản và bàng quang theo dây dẫn cứng. Sau đó rút dây dẫn trở lại bể thận.
  • Tiến hành đặt ống thông dẫn lưu bể thận qua da.
  • Bơm thuốc đối quang vào bể thận, xác định vị trí đầu trên của Stent niệu quản và đánh giá sự lưu thông của Stent.

Bước 5: Đặt ống dẫn lưu bể thận qua da

  • Cố định vị trí và khóa ống thông dẫn lưu bể thận qua da.
  • Sau 24-48 giờ, đánh giá thấy Stent niệu quản hoạt động tốt, không tắc nghẽn thì rút ống thông dẫn lưu bể thận qua da.

Bước 6: Nhận định kết quả

  • Về vị trí, Stent niệu quản JJ cần có đầu dưới uốn cong nằm trong bàng quang và đầu trên uốn cong nằm trong bể thận.
  • Về chức năng, khi bơm thuốc từ bể thận xuống bàng quang phải thấy có dấu hiệu lưu thông.
  • Không thoát thuốc đối quang ra ngoài đường bài xuất vào ổ bụng hoặc vào khoang sau phúc mạc.

5. Lưu ý khi đặt stent niệu quản (Double-J)

Người bệnh vẫn có thể sinh hoạt (đi làm, chơi thể thao, du lịch, sinh hoạt tình dục...) bình thường nhưng sẽ cảm thấy mau mệt và khó chịu hơn. Ngoài ra người bệnh có thể có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Khi đang đặt stent niệu quản (Double-J), người bệnh nên uống ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu thấy các tác dụng phụ khó chịu như:

  • Đau vùng dưới thường xuyên và không thể chịu đựng nổi do Stent.
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng niệu (sốt, lạnh, khó chịu, đau rát khi đi tiểu).
  • Stent rơi ra ngoài.
  • Tần suất đi tiểu ra máu gia tăng một cách đáng kể.
Uống nước
Sau đặt stent niệu quản (Double-J) , người bệnh cần uống nhiều nước

6. Tai biến sau thủ thuật và hướng xử lý

Sau thủ thuật, có nhiều bệnh nhân có thể dung nạp Stent dễ dàng. Số khác lại gặp một số tác dụng phụ như:

Nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng chân dẫn lưu: vệ sinh, thay băng và sát khuẩn tại chỗ.
  • Nhiễm trùng tiết niệu: chỉ định dùng kháng sinh toàn thân.
  • Nhiễm khuẩn huyết: tiến hành hội chẩn chuyên khoa.

Tiểu thường xuyên: Đặt stent niệu quản (Double-J) có thể gây kích thích bàng quang và khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên hơn. Các triệu chứng này hoàn toàn bình thường và sẽ được cải thiện sau khi dùng thuốc.

Stent lệch khỏi vị trí: Ở trường hợp này, Stent thường di chuyển dần xuống bàng quang và gây ra các biểu hiện nặng hơn như đau, khó chịu ở vùng hông lưng, bàng quang, bẹn, dương vật... đi kèm với tiểu lắt nhắttiểu ra máu.

Chảy máu trong bể thận, niệu quản, sau phúc mạc:

  • Đánh giá qua lượng nước tiểu bài xuất qua chân dẫn lưu và ống dẫn lưu.
  • Dùng tay ép tại vị trí hố thắt lưng có ống dẫn lưu từ 15-20 phút.
  • Nếu vẫn chảy máu thì chuyển tới phòng can thiệp để thay bằng ống dẫn lưu có kích thước lớn hơn.
  • Sau khi thay ống dẫn lưu, nếu vẫn chảy máu thì tiến hành can thiệp mạch máu.

Các tác dụng phụ này có thể chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên sau khi đặt stent niệu quản (Double-J). Một số bệnh nhân lại nhận thấy các triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian Stent hiện diện trong cơ thể họ. Thường các tác dụng phụ này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi rút Stent.

Ống Stent niệu quản (Double-J) được lấy ra bằng ống nội soi bàng quang sau khi gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân. Một ống nội soi mềm đặc biệt, dạng kính viễn vọng được đưa vào niệu đạo, gắp và rút Stent ra. Stent thường không được lưu giữ quá 3 tháng trong cơ thể.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan