Đau sau lưng vùng phổi kèm khó thở: Vì sao cần cảnh giác?

Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau ở vùng lưng sau phổi, điều này có thể liên quan đến các vấn đề xương khớp hay bệnh lý ác tính (ung thư). Theo ghi nhận thực tế, có không ít bệnh nhân đến viện khám vì thấy đau sau lưng vùng phổi khó thở, kết quả bị chẩn đoán ung thư phổi trong sự ngỡ ngàng, thắc mắc.

1. Đặc điểm cơn đau sau lưng vùng phổi

Phổi là một trong những cơ quan chủ chốt, quan trọng trong cơ thể con người. Tuy rằng được bảo vệ bởi hệ thống 12 xương sườn giúp tránh khỏi các ngoại lực tác động, nhưng phổi vẫn có thể chịu những hư hại và tổn thương nhất định. Khi đó, phổi có thể xuất hiện các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội dội ra phía ngực trước hoặc sau lưng.

Các cơn đau sau lưng vùng phổi có thể có mức độ đau khác nhau, lúc thì âm ỉ kéo dài, lúc đau nhói tại một điểm. Mỗi người bệnh có thể có những triệu chứng đau khác nhau và cơn đau ở nam và nữ cũng có sự khác biệt.

dau-sau-lung-vung-phoi-a.jpg
Đau sau lưng vùng phổi ở mỗi người bệnh có thể có các triệu chứng khác nhau

2. Vì sao xuất hiện cơn đau ở vùng lưng sau phổi?

Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau sau lưng vùng phổi, bao gồm cả nguyên nhân lành tính hay ác tính.

2.1. Nguyên nhân lành tính

Một số nguyên nhân lành tính gây ra cơn đau sau lưng vùng phổi bao gồm:

  • Do thói quen sinh hoạt: Đi đứng, ngủ, ngồi, bê vác đồ... không đúng tư thế khiến cột sống bị ảnh hưởng;
  • Các tai nạn do ngoại lực bên ngoài: ví dụ như tai nạn lao động, tai nạn giao thông, chấn thương vùng lưng cũng có thể gây ra các cơn đau nhức.

Đặc điểm của các cơn đau dạng này là có thể thuyên giảm triệu chứng sau khi dùng thuốc hoặc thay đổi thói quen, tập vật lý trị liệu đúng cách.

2.2. Nguyên nhân ác tính

Quan trọng hơn, tình trạng đau lưng ở vùng trên còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến các cơ quan trong cơ thể, cụ thể như:

  • Bệnh lý tim mạch: Người bị bệnh tim mạch có thể phải chịu các cơn đau lưng cục bộ hoặc đau toàn thân. Nguyên nhân là do việc lưu thông máu bị cản trở bởi các tác nhân gây hại, gây ra các triệu chứng nguy hiểm như: đau nhói vùng ngực, đau lưng, tê liệt hai cánh tay, buồn nôn, khó thở...;
  • Bệnh lý về cột sống: Một số bệnh lý gây đau lưng nghiêm trọng như: vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, gù lưng... khiến người bệnh dễ bị đau ở vùng lưng sau phổi. Những bệnh nhân mắc phải các bệnh lý này còn kèm theo xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ, vai, gáy hay hông, đùi.
  • Bệnh lý ở phổi: Hiện tượng bệnh nhân bị đau sau lưng vùng phổi có thể coi là dấu hiệu gợi ý của các bệnh về phổi như: tắc nghẽn mạch ở phổi, viêm phổi hay thậm chí là ung thư phổi. Trong đó, tắc mạch phổi là nguyên nhân lớn nhất cấu thành cơn đau sau lưng vùng phổi. Có thể trong mạch phổi tồn tại huyết khối hoặc dị vật nào đó gây cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của mạch phổi. Tình trạng này thường kèm theo ho đờm kéo dài (đờm có màu xanh lá cây hay vàng xám), khó thở, thở nhanh, sốt, đau tức ngực... Nếu bệnh tình không được kiểm soát kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong rất cao;

Dù không phải là triệu chứng đặc hiệu nhất liên quan đến ung thư phổi nhưng người bệnh cũng chớ chủ quan khi xuất hiện những cơn đau sau lưng vùng phổi bất thường. Một số dấu hiệu khác đi kèm khi mắc bệnh là: ho, ho ra máu sưng to cổ họng, khó thở, khàn tiếng, cơ thể mệt mỏi, sút cân nhanh, đau tức ngực...

Ngoài ung thư phổi, tình trạng đau sau lưng vùng phổi cũng có thể liên quan đến ung thư phổi di căn đến xương sống hay các bệnh ung thư khác gây di căn xương.

dau-sau-lung-vung-phoi-45.jpg
Đau sau lưng vùng phổi có thể do một số bệnh lý tim mạch gây ra

3. Làm sao để giảm thiểu cơn đau sau lưng vùng phổi?

Để giảm bớt cơn đau lưng vùng phổi, người bệnh có thể tạm thời áp dụng một số mẹo dưới đây để cuộc sống hàng ngày dễ chịu hơn:

  • Điều chỉnh, sửa lại tư thế nằm ngủ hợp lý để giảm thiểu những cơn đau, giúp giấc ngủ sâu hơn và hạn chế các bệnh lý về xương khớp;
  • Phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót để giảm bớt áp lực lên cột sống;
  • Nếu công việc yêu cầu bạn phải ngồi quá nhiều thì việc đi bộ sẽ giúp thư giãn gân cốt và giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp và tim mạch;
  • Có thể chườm vị trí đau bằng khăn lạnh để giảm đau, giảm sưng tấy;
  • Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giảm bớt các cơn đau, tăng cường kháng thể chống bệnh tật;
  • Tránh mang vác vật nặng hoặc thực hiện những động tác vận động quá mạnh khi cơ thể đang có những dấu hiệu đau lưng bất thường.

Để chữa trị nhanh chóng và hiệu quả cơn đau ở sau lưng vùng phổi, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Từ đó xác định rõ nguyên nhân cơn đau và có được lộ trình điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

81.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan