Dị ứng mực xăm khả năng nhiễm trùng da

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ đã có hơn 06 năm kinh nghiệm khám và điều trị các bệnh lý nội khoa, cấp cứu và hồi sức cấp cứu.

Xăm mình đang là một hình thức mà một bộ phận thế hệ trẻ hiện nay áp dụng lên cơ thể của họ. Tuy nhiên, xăm mình vẫn có những nhược điểm nhất định, một trong số đó là hiện tượng dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da. Khi cơ thể của người bị dị ứng mực xăm biểu hiện những dấu hiệu nhiễm trùng da khi xăm thì nên đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ có chuyên môn thăm khám và có biện pháp xử trí kịp thời.

1. Dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da

Mặc dù là một trong những xu thế hiện nay của một số bạn trẻ nhưng xăm mình vẫn mang lại một số nguy cơ mắc phải những bệnh lý về da liễu, nhất là với những đối tượng đã từng mắc phải những vấn đề bất thường trên da trước đó. Một trong những vấn đề phổ biến nhất là người đi xăm mình hay gặp đó là tình trạng dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da. Tình trạng này xảy ra khi chất lượng mực xăm không đạt chuẩn khiến người xăm mình bị dị ứng mực xăm, gây nên tình trạng nhiễm trùng cho cơ thể. Nguyên nhân là do trong quá trình xăm mình, cơ thể người bệnh đã bị nhiễm một loại vi khuẩn mang tên Mycobacterium gây nên tình trạng nhiễm trùng với một số biểu hiện điển hình như đỏ, ngứa... Những con đường khiến loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể đó là:

  • Dụng cụ xăm mình không đảm bảo an toàn, không được vô trùng để diệt vi khuẩn hoặc vô trùng không đúng cách.
  • Những kỹ thuật xăm mình không đáp ứng được tiêu chuẩn về vệ sinh y tế
  • Dùng 1 kim xăm cho nhiều người
  • Cơ thể bị dị ứng với những dụng cụ xăm mình.
Dùng 1 kim xăm cho nhiều người
Dùng 1 kim xăm cho nhiều người có thể gây nhiễm trùng da

Thông thường thì những phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng như dụng cụ xăm hay dị ứng mực xăm thường xuất hiện ngay sau khi xăm nên bệnh nhân có thể cảm nhận và đến cơ sở y tế để chẩn đoán ngay. Tuy nhiên một số người vì những phản ứng dị ứng có thể sau khi xăm vài tuần, thậm chí vài năm mới bắt đầu xảy ra khiến người xăm mình không nghĩ đến nguyên nhân dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da.

2. Dấu hiệu nhiễm trùng da khi xăm

Một số dấu hiệu nhiễm trùng da khi xăm được gây ra bởi các phản ứng như sau:

  • Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da gây ra một số biểu hiện như sưng, đỏ, đau, rộp nước, mưng mủ, loét da, cơ thể có dấu hiệu sốt, ớn lạnh, run rẩy... Những dấu hiệu này thường biểu hiện ngay sau xăm hoặc vài ngày, vài tháng và thậm chí là vài năm.
  • Dị ứng mực xăm: Là tình trạng cơ thể dị ứng với một loại màu xăm nào đó, thường là màu đỏ nhưng cũng có thể là bất cứ màu xăm nào với những cơ thể khác nhau. Biểu hiện của dị ứng mực xăm như : đỏ, sưng, ngứa, xuất hiện nốt gồ lên trên bề mặt da, có thể thành từng mảng, da bị rộp nước, có rỉ dịch, đóng mài...
  • Phát ban: Với loại mực xăm đen có chứa chất PPD thường gây ra hiện tượng phát ban ngay trong lúc xăm mình hoặc sau đó khoảng 3 tuần. Da bị đỏ, sưng, ngứa rất nhiều, có cảm giác đau, xuất hiện những nốt và mảng gồ trên da, da bị tróc vảy, rộp nước, có hiện tượng rỉ dịch, da mất màu, để lại sẹo, chóng mặt, ngất xỉu hay có triệu chứng đau bụng...
Dị ứng mực xăm
Hình ảnh dị ứng mực xăm
  • Phát ban khi ra nắng: Vùng da đã xăm bị dị ứng với ánh nắng nên khi ra nắng vài phút thì da bị sưng, đỏ lên, ngứa, phát ban, rộp nước, phù...
  • Phỏng da khi chụp cộng hưởng từ: da sau khi xăm thì bị phỏng khi chụp MRI nên cần báo với bác sĩ chụp MRI trước khi thực hiện kỹ thuật này về tình trạng và vị trí xăm mình. Triệu chứng lâm sàng là bệnh nhân cảm thấy nóng rát, châm chích ở vùng da xăm khi chụp cộng hưởng từ.
  • Sưng hạch: do mực xăm đã lan tỏa đến những hạch bạch huyết làm sưng những hạch này, phổ biến nhất là hạch cổ, nách và bẹn vì đây là những vị trí có chứa nhiều hạch bạch huyết.
  • Một số bệnh lý da liễu khác: một số bệnh lý da liễu mà bệnh nhân dị ứng mực xăm có thể mắc phải như vảy nến, chàm, bạch biến, Lichen phẳng, sẹo lồi, ung thư da...
Sẹo lồi
Sẹo lồi sau khi xăm da

Để hạn chế được tình trạng dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da thì chúng ta cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Xăm mình ở những cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng về an toàn y tế, mực xăm đạt chuẩn.
  • Sau khi xăm nên kiêng một số thứ mà cơ thể dị ứng như ánh sáng cũng như những môi trường mà vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể vì đây là thời gian mà da hồi phục và cần được giữ ổn định. Có thể sử dụng kem chống nắng và che chắn kỹ càng vị trí có hình xăm trên da khi trước khi ra nẵng.
  • Trước khi xăm cần biết rõ những chất có trong thành phần mực xăm và những chất mà cơ thể bị dị ứng để hạn chế khả năng dị ứng xảy ra nhiều nhất có thể.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu nào như ngứa, đỏ, sưng hay thậm chí khó thở, tức ngực, chóng mặt, đau bụng... thì đến ngay cơ sở uy tín để xử lý kịp thời.
Đăng kí khám bệnh
Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ

Dị ứng mực xăm gây nhiễm trùng da là tình trạng hay gặp ở một số người sau khi xăm hình, cần được phát hiện và xử lý đúng cách. Dị ứng mực xăm có thể chỉ gây nên những triệu chứng nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trong cơ thể nên người đi xăm không nên chủ quan về tình trạng dị ứng này.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

25.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mactray
    Công dụng thuốc Mactray

    Mactray là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất Clindamycin. Vậy Mactray là thuốc gì và cần sử dụng thuốc như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • zixtafy
    Công dụng thuốc Zixtafy

    Ceftriaxone là kháng sinh nhóm Cephalosporin có phổ tác dụng rộng. Hoạt chất này có mặt trong nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó có thuốc Zixtafy. Vậy Zitaxfy có tác dụng gì và chỉ định khi nào?

    Đọc thêm
  • thuốc trị viêm phế quản
    Công dụng thuốc Levotamaxe

    Thuốc Levotamaxe có chứa hoạt chất Levofloxacin được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Vậy Levotamaxe là thuốc gì và cần sử dụng như thế nào cho đúng cách?

    Đọc thêm
  • Camoxxy
    Công dụng thuốc Camoxxy

    Thuốc Camoxxy với thành phần Amoxiciline trihydrate, Clavulanate potassium thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Vì thế thuốc có tác dụng trong việc điều trị các bệnh viêm tai giữa, viêm xoang, ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Brigmax
    Công dụng thuốc Brigmax

    Brigmax là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy khi sử dụng thuốc Brigmax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn? Hãy cùng tìm hiểu về thuốc ...

    Đọc thêm