Dịch Covid lan rộng: Thế nào là lây nhiễm cộng đồng?

Lây nhiễm cộng đồng là khi không có nguồn gốc rõ ràng của sự lây nhiễm trong một cộng đồng mới. Nó xảy ra khi giới chức y tế không còn có thể xác định người bị nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người có tiếp xúc với những người từ các cộng đồng bị nhiễm ban đầu.

Ví dụ, lây nhiễm cộng đồng lan rộng ở Hoa Kỳ, có nghĩa là các ca bệnh xảy ra ở những người không có bất kỳ liên hệ nào với những người khác từ các khu vực nóng của dịch được biết đến như Florida, Arizona hoặc thậm chí là Brazil

1. Lây truyền cộng đồng trên diện rộng có nghĩa là mất kiểm soát

Lây nhiễm cộng đồng là lây nhiễm mắc phải trong cộng đồng. Trái ngược với lây nhiễm bệnh viện (tức là lây nhiễm xảy bệnh viện). Những trường hợp ca bệnh nhập cảnh tương đối dễ kiểm soát bằng cách cách phát hiện sớm, kiểm tra, xét nghiệm và cách ly. Ngược lại lây truyền bệnh trong cộng đồng báo hiệu sự mất kiểm soát virus ở những mức độ khác nhau.

Khi lây nhiễm cộng đồng xảy ra cần hành động rất nhanh để làm chậm lại phần nào sự lây truyền của virus, kết hợp cùng với các biện pháp khác như là “lần theo dấu vết”, xét nghiệm trên diện rộng, cách ly xã hội,... Các biện pháp cần được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời.

Vào tháng 2, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một tài liệu để hướng dẫn các quốc gia về việc quản lý và phản ứng với việc có sự lây truyền coronavirus trong cộng đồng trên diện rộng.

Trong tài liệu, WHO gợi ý rằng một khi việc lây nhiễm cộng đồng xảy ra ở quy mô lớn, các nỗ lực nhằm phát hiện và theo dõi các trường hợp riêng lẻ không còn được ưu tiên. Thay vào đó, các nguồn lực nên tập trung vào việc theo dõi sự lây lan và đặc điểm của virus, xác định và quản lý các trường hợp nghiêm trọng, ngăn chặn sự lây truyền của virus, thông báo cho cộng đồng và giảm tác động tới kinh tế và xã hội nói chung.

Một khi lây nhiễm cộng đồng đã xảy ra trên diện rộng, sự kiểm soát sẽ trở lên rất khó khăn, và các tác động về kinh tế, sức khỏe, con người có thể khiến quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng toàn diện.

miễn dịch cộng đồng
Ciệc lây nhiễm cộng đồng xảy ra ở quy mô lớn, các nỗ lực nhằm phát hiện và theo dõi các trường hợp riêng lẻ không còn được ưu tiên

3. Biện pháp lần theo dấu vết (truy tìm dấu vết)

Lần theo dấu vết là biện pháp được sử dụng bởi các sở y tế để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh truyền nhiễm. Đây là biện pháp nhằm xác định những trường hợp mắc bệnh từ đó truy tìm lại những người đã từng tiếp xúc gần với họ trong khoảng thời gian nhất định. Từ đó yêu cầu cách ly bắt buộc hoặc yêu cầu cách ly tự nguyện tại nhà sẽ được tiến hành.

Quy trình này thường bao gồm:

  • Phỏng vấn những người mắc COVID-19 để xác định tất cả những người mà họ đã tiếp xúc gần trong thời gian họ có thể lan truyền virus
  • Thông báo với những người tiếp xúc gần về nguy cơ của họ
  • Yêu cầu những người tiếp xúc gần đi làm xét nghiệm
  • Theo dõi những người tiếp xúc gần nếu có dấu hiệu và triệu chứng COVID-19
  • Cung cấp những dịch vụ mà những người tiếp xúc có thể cần trong thời gian họ tự cách ly

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh COVID-19, người tiếp xúc gần được yêu cầu ở nhà và duy trì giãn cách xã hội (ít nhất 2 mét) với những người khác cho đến hết 14 ngày sau lần tiếp xúc cuối cùng với người bị COVID-19. Những người tiếp xúc gần này nên tự theo dõi bằng cách kiểm tra nhiệt độ hai lần mỗi ngày và liên tục theo dõi các triệu chứng của COVID-19.

đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để phòng dịch Covid-19

Trong tình hình dịch COVID -19 tại Việt Nam đã xảy ra lây nhiễm cộng đồng, để phòng dịch COVID - 19 quan trọng nhất là ở nhà, hạn chế tiếp xúc, thực hành đeo khẩu trang, rửa tay mỗi khi ra ngoài và thực hiện giãn cách ít nhất 2 mét đối với tất cả mọi người.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com, abc.net.au, cdc.gov

21.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan