Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là một loại cấp cứu nội khoa thường gặp. Những năm gần đây, số bệnh nhân phải nhập viện và tử vong vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp ở nước ta rất có xu hướng tăng. Chi phí điều trị bệnh là gánh nặng tài chính cho nhiều hộ gia đình.

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là một dạng bệnh gây tắc nghẽn thông khí phổi làm suy giảm thông khí mạn tính. Tắc nghẽn luồng khí tiến triển cùng với sự viêm bất thường của phổi do khí và hạt độc hại. Bệnh sẽ làm suy giảm từ từ chức năng thông khí phổi.

Nguyên nhân gây mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do người bệnh hút thuốc lá lâu năm, hoặc tiếp xúc gần với nhiều chất độc hại, hay ô nhiễm không khí môi trường.

2. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là gì?

Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp khiến người bệnh bị sụt giảm chức năng hô hấp, thể trạng kém, khó khăn trong cuộc sống thường ngày. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở người bệnh COPD.

suy hô hấp
Viêm phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp khiến người bệnh bị sụt giảm chức năng hô hấp

Khi đợt cấp xảy ra, người bệnh bị viêm trong đường hô hấp và viêm toàn thân diễn ra với mức độ mạnh mẽ hơn với nhiều thay đổi so với lúc ở giai đoạn ổn định. Tuỳ theo nguyên nhân gây ra đợt cấp là vi trùng, virus hay các tác nhân không viêm nhiễm mà kiểu viêm xảy ra trong đợt cấp cũng khác nhau.

Có 2 kiểu viêm chính thường gặp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp là viêm theo hướng tăng bạch cầu ái toan và viêm theo hướng tăng bạch cầu đa nhân trung tính.

Khi người bệnh bắt đầu hút thuốc lá sẽ xuất hiện viêm, mức độ viêm tăng dần lên khi người bệnh bị phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh càng nặng thì tình trạng viêm càng nhiều. Chúng sẽ tăng cao hơn khi ở đợt cấp. Khi phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp, sẽ tăng viêm đường hô hấp dẫn tới tăng trương lực phế quản, thành phế quản bị phù nề, sản sinh nhiều chất nhờn. Các quá trình này xảy ra khi đợt cấp có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giữa thông khí - tưới máu và hạn chế thông khí thở ra.

Khi đó, bệnh nhân sẽ thấy khó thở hơn mình thường, ho nhiều, tăng đờm, chất nhầy, mủ.

3. Điều trị bệnh phổi nghẽn mạn tính COPD?

Hiện nay, để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp, tùy vào thể trạng, đánh giá tổng quát tình bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp để điều trị. Trong đó có:

Phác đồ điều trị u mỡ tuyến thượng thận
Có nhiều biện pháp điều trị COPD tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân

Trong các phương pháp thông khí cơ học điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đợt cấp có 2 loại: Thông khí cơ học áp lực dương không xâm lấn và thông khí cơ học xâm lấn.

Thông khí cơ học áp lực dương không xâm lấn có các ưu điểm hơn so với thông khí cơ học xâm lấn như:

  • Cải thiện thông khí
  • Làm giảm CO2 máu giúp giảm toan hô hấp
  • Giảm mức độ khó thở trong 4 giờ đầu
  • Giảm thời gian nằm viện
  • Tránh được nhu cầu thông khí cơ học xâm lấn
  • Giảm tỷ lệ tử vong

Ngoài ra bác sĩ sẽ kết hợp trong quá trình điều trị cho bệnh nhân:

  • Bù nước và điện giải cho người bệnh
  • Đảm bảo cung cấp dinh dưỡng đầy đủ do bệnh nhân khó thở, mệt mỏi không ăn được.
truyền dịch
Bệnh nhân sẽ được bù nước và dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị

4. Chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh phổi nghẽn mạn tính COPD?

Ngoài điều trị theo liệu trình của bác sỹ, bản thân người bệnh và người thân phải tự chủ động chăm sóc sức khỏe với :

  • Phải tập bài tập thể dục phục hồi chức năng phổi, chúng sẽ giúp người bệnh có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày.
  • Thực hiện liệu pháp oxy dài hạn là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo bệnh nhân có thể sống.
  • Người mắc bệnh COPD cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh như: Ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm để dễ hấp thu. Chế độ ăn hàng ngày phải đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm nhiều chất xơ như: Nước hoa quả, trái cây, rau xanh.
  • Với người cao tuổi khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thường cảm thấy mệt mỏi nên chán ăn, vì vậy để tránh bị suy dinh dưỡng, nên chia ra nhiều bữa nhỏ trong ngày cho người bệnh.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, tránh sử dụng đồ ăn hay thức uống gây đầy hơi hoặc có chất kích thích.
  • Tuân thủ việc uống thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh cũng như sức khỏe.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan