Gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Tạ Quang Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Gây mê nội khí quản là kỹ thuật gây mê nhằm duy trì sự thông thoáng của đường hô hấp, kiểm soát hô hấp trong quá trình phẫu thuật và hút khí quản một cách dễ dàng có đặt ống nội khí quản.

1. Các phương pháp gây mê nội khí quản

Trong quá trình gây mê nội khí quản, do tác dụng của thuốc mê, thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, bệnh nhân sẽ mất cảm giác và ý thức tạm thời, không bị ảnh hưởng của các kích thích đau, đảm bảo giãn cơ tốt cho phẫu thuật. Nói cách khác, bệnh nhân sẽ ngủ và không biết gì trong quá trình phẫu thuật.

nội khí quản
Đặt nội khí quản hỗ trợ bệnh nhân thở bằng máy khi gây mê

Sau khi ca phẫu thuật hoàn thành, bác sĩ sẽ rút ống nội khí quản ra khỏi cơ thể người bệnh khi bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo và có thể thực hiện một số động tác theo yêu cầu của bác sĩ. Một số phương pháp đặt ống nội khí quản để thực hiện gây mê, bao gồm:

  • Phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường miệng dưới gây mê
  • Phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường mũi dưới gây mê
  • Phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường miệng dưới gây tê
  • Phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường mũi dưới gây tê
  • Phương pháp đặt ống nội khí quản có sử dụng ống nội soi khí quản sợi mềm

Theo đó, phương pháp được dùng phổ biến hiện nay là phương pháp đặt ống nội khí quản qua đường miệng dưới gây mê.

2. Tại sao lại lựa chọn gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai?

Hiện nay, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, gây mê nội khí quản được chỉ định trong mổ lấy thai có nguy cơ cao: sản phụ tiền sản giật nặng, sản giật, rau bong non, rau tiền đạo trung tâm chảy máu, vỡ tử cung...Ở các sản phụ này, việc áp dụng phương pháp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai có thể có những rủi ro, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng của cả sản phụ và thai nhi.

Đối với các sản phụ có các bệnh lý trên, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản thay vì thực hiện kỹ thuật gây tê tủy sống để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thực tế, việc thay thế gây tê bằng gây mê toàn thân trong một số trường hợp mổ lấy thai của Bộ Y tế hiện nay, nhằm nhắc nhở các cơ sở y tế phải cẩn trọng trong việc lựa chọn phương pháp vô cảm trong phẫu thuật mổ lấy thai có nguy cơ cao.

Với cả hai phương pháp trên, đều đã có chống chỉ định cụ thể đối với các trường hợp nhất định. Vì vậy, bác sĩ gây mê hồi sức cần nắm rõ tiền sử của sản phụ để biết rõ tình trạng sức khỏe của sản phụ nhằm đưa ra phương án phù hợp nhất là lựa chọn gây tê tủy sống hay gây mê nội khí quản.

gây mê nội khí quản
Bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của sản phụ

3. Chỉ định gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai

Gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai sẽ chỉ định cho một số các trường hợp sau đây:

Sản phụ từ chối hoặc không hợp tác với phương pháp gây tê:

  • Sản phụ từ chối gây tê.
  • Sản phụ có rối loạn thần kinh nặng.
  • Sản phụ là bệnh nhân chậm phát triển tâm thần.

Sản phụ có những bệnh lý chống chỉ định của các phương pháp gây tê:

Trường hợp cấp cứu:

  • Trường hợp cấp cứu thai suy.
  • Trường hợp cấp cứu do sa dây rốn.

Các trường hợp gây tê thất bại:

  • Gây tê thất bại do chọc kim ở nhiều vị trí.
  • Gây tê thất bại do không sờ được khe sống.
  • Tình trạng đau xuất hiện trong cuộc mổ sau khi gây tê.

4. Chống chỉ định gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai

Ngoài các trường hợp chỉ định gây mê nội khí quản thì các bác sĩ khuyến cáo một số trường hợp sau đây không nên sử dụng phương pháp này để tránh rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

  • Sản phụ đang bị viêm thanh quản cấp tính hoặc bị ung thư thực quản
  • Sản phụ bị lao phổi tiến triển.
  • Sản phụ bị nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp trên.
  • Cơ sở không có đủ trang thiết bị cần thiết và thiếu nhân viên có kinh nghiệm.

Gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai là một kỹ thuật phức tạp và cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng, vì vậy để đảm bảo an toàn cho sản phụ cũng như thai nhi, trước khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ gây mê cần nắm rõ tiền sử và bệnh lý của sản phụ đồng thời thai phụ nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín và bác sĩ có trình độ cao để thực hiện kỹ thuật này.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với sự toàn diện cả về trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp đã thực hiện rất thành công kỹ thuật gây mê nội khí quản phẫu thuật trong mổ lấy thai.

Gây mê nội khí quản trong mổ lấy thai tại Vinmec có nhiều ưu điểm:

  • Tỷ lệ thành công cao ≥ 95%, tỷ lệ biến chứng ≤ 5%, đảm bảo an toàn phẫu thuật mổ lấy thai; góp phần thành công trong phẫu thuật mổ lấy thai có bệnh lý.
  • Phòng mổ hiện đại : Phòng mổ áp lực âm đảm bảo vô khuẩn cao, hệ thống máy gây mê, máy monitoring theo dõi bệnh nhân trong mổ hiện đại.
  • Trang thiết bị hiện đại để thực hiện kỹ thuật đặt nội khí quản ở sản phụ có nguy cơ đường thở khó: Hệ thống đặt nội khí quản có video C-MAC, đặt nội khí quản qua ống soi mềm, xe Etroley cấp cứu đặt nội khí quản khó...
  • Sở hữu các bác sĩ gây mê có nhiều kinh nghiệm trong gây mê Sản khoa.

Thạc sĩ. Bác sĩ Tạ Quang Hùng đã có trên 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và thực hành trong lĩnh vực Gây mê hồi sức. Hiện tại, đang là bác sĩ Gây mê hồi sức, khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan