Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Tầm quan trọng của canxi không chỉ đối với hệ xương mà còn liên quan đến hệ thống dẫn truyền thần kinh, chức năng của tế bào. Bổ sung thiếu canxi cho cơ thể hoặc những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất nhiều canxi hơn so với nạp vào, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt và gây hạ canxi trong máu.

1. Hạ canxi máu là gì?

Đa phần mọi người đều biết đến vai trò quan trọng của canxi đối với cơ thể, nhất là đối với hệ thống xương khớp. Canxi chủ yếu được bổ sung vào cơ thể thông qua đường ăn uống và được đào thải ra ngoài theo đường tiết niệu.

Nồng độ canxi trong cơ thể trung bình từ 2,2- 2,6 mmol/l, nếu như nồng độ này giảm xuống dưới mức trung bình, thường là dưới 2,1 mmol/l thì được gọi là hạ canxi huyết.

Hạ canxi máu do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, những trường hợp cấp tính thì có khả năng gây nguy hiểm đến người bệnh. Đây mặc dù không phải là căn bệnh quá phổ biến nhưng mỗi người nên có sự đề phòng vì những ảnh hưởng của nó đến hệ thống xương khớp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mọi người.

2. Hạ canxi trong máu có nguy hiểm không?

Hạ canxi máu có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là trẻ em. Nhìn chung hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, kém phát triển, các cơn tetani do hoạt động thần kinh quá mức, các chức năng vận động và thần kinh bị ảnh hưởng nhất định.

Đặc biệt đối với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, hạ canxi máu có thể dẫn đến tình trạng cơ thể kém phát triển về chiều cao, suy dinh dưỡng, nhuyễn xương...

Hạ canxi máu sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về xương cũng như thần kinh của cả người lớn và trẻ nhỏ, vì vậy mọi người nên tìm hiểu về tình trạng này để biết và phòng tránh được, tránh để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và người thân trong gia đình.

trẻ suy dinh dưỡng nặng
Hạ canxi máu có thể gây suy dinh dưỡng ở trẻ đang độ tuổi phát triển

3. Triệu chứng thường gặp ở người bệnh hạ canxi máu

Nhận biết được triệu chứng của mỗi chứng bệnh giúp người bệnh sớm ý thức được tình trạng của bản thân. Từ đó nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Nhiều trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhờ sớm phát hiện ra các biểu hiện sớm của căn bệnh.

Hạ canxi máu ở người lớn các triệu chứng thường không rõ ràng khi tình trạng còn nhẹ, các biểu hiện thể hiện ra ngoài khi bệnh đã tiến triển nặng. Các triệu chứng bao gồm tăng phản xạ gân xương, có thể nhận biết thông qua sử dụng dấu chvostek, tuy nhiên cách nhận biết này không hiệu quả lắm vì chỉ 25% người bệnh hạ canxi máu mới có biểu hiện này. Người bệnh cảm thấy đau thắt bụng, nhịp tim rối loạn, về mặt tâm lý có thể xảy ra tình trạng trầm cảm, cáu gắt với người khác, hay ngủ gật hoặc cảm thấy bản thân chậm chạp, lười biếng hơn. Người bệnh còn gặp các triệu chứng co giật, co thắt cơ có thể nhận biết bằng dấu hiệu trousseau tuy nhiên dấu hiệu này hiệu quả chỉ đạt 66% trong khi tỷ lệ dương tính giả lên đến 4%.

Hạ canxi máu ở trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh bao gồm không chịu bú, quấy khóc, khó chịu, hay ngủ gà gật, biếng ăn hơn. Giống với người lớn trẻ em cũng có những phản xạ gân xương và co rút cơ.

Ngoài ra một vài triệu chứng hạ canxi cấp tính người bệnh thường gặp phải như co giật, động kinh, co thắt cơ nặng. Những trường hợp này phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay lập tức để được điều trị y tế kịp thời.

4. Nguyên nhân gây ra hạ canxi máu

Tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng canxi trong cơ thể người, suy tuyến cận giáp hoặc những bệnh lý liên quan đến tuyến này đều gây ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu. Ngoài ra những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra tình trạng hạ canxi trong máu:

  • Nồng độ phospho trong máu tăng cao dẫn đến tình trạng hạ canxi máu
  • Bệnh nhân mắc bệnh thận
  • Người nghiện rượu, thuốc lá nặng
  • Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, ăn thiếu nhóm thực phẩm chứa canxi và vitamin D
  • Nồng độ albumin máu, magie máu thấp
  • Nồng độ vitamin D thấp
  • Viêm tụy
  • Cơ thể kém hấp thu chất dinh dưỡng
  • Người sau phẫu thuật cũng có nguy cơ hạ canxi máu.
Nghiện rượu
Nghiện rượu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hạ canxi máu

5. Làm thế nào để phòng tránh hạ canxi máu?

Hạ canxi máu hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn thực hiện đủ những biện pháp như sau:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào trong chế độ ăn uống, có thể sử dụng thực phẩm chức năng hoặc viên uống bổ sung canxi, vitamin D. Tuy nhiên trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Một vài thực phẩm giàu canxi và vitamin D bao gồm phô mai, hạnh nhân, các loại hạt, đậu, sữa chua, tôm, cá hồi, hàu, cá ngừ đóng hộp...

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, chơi một số môn thể thao tốt cho xương như đi bộ, bơi lội, bóng rổ
  • Bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng, tuy nhiên bạn nên lưu ý phơi nắng trước 9 giờ sáng và sau 15 giờ chiều, tránh phơi nắng sau hai khung giờ này vì tia cực tím sẽ ảnh hưởng không tốt đến da. Ngoài ra nếu bạn đang bị ung thư hoặc có nguy cơ ung thư da thì nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ
  • Nên bỏ hút thuốc vì hút thuốc là nguyên nhân gây mất canxi, người nghiện thuốc thường đào thải nhiều canxi ra ngoài bằng đường nước tiểu hơn so với người bình thường

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

27.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan