Hội chứng tăng áp lực trong sọ nguy hiểm thế nào?

Hộp sọ của con người là một cấu trúc cứng, có thể tích hữu hạn và hằng định, gồm các thành phần chứa: tổ chức não, máu và dịch não tủy. Mỗi thành phần trong nào sẽ giữ vai trò nhất định trong việc tạo ra áp lực nội sọ. Các quá trình bệnh lý gây tăng thể tích một hoặc nhiều thành phần kể trên đều có thể dẫn đến hội chứng tăng áp lực nội sọ.

1. Triệu chứng tăng áp lực nội sọ

Các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ có thể là biểu hiện của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó chẳng hạn như đột quỵ hay u não hoặc chấn thương não. Dấu hiệu của tăng áp lực nội sọ ở trẻ em cũng giống các triệu chứng ở người lớn.

  • Đau đầu là triệu chứng quan trọng nhất của bệnh lý này. Cơ đau đầu do hội chứng tăng áp lực nội sọ có tính chất đau như vỡ đầu, đau tăng lúc nửa đêm và sáng sớm. Cơn đau thường khu trú ở vùng trán, mắt. Đau đầu thường xuất hiện khi thay đổi tư thế.
  • Xuất hiện phù nề gai thị: Tuy nhiên phù gai không phải là triệu chứng sớm của bệnh và có thể phù gai là triệu chứng đến sau. Nếu tăng áp lực nội sọ mức độ nặng và tồn tại lâu có thể khiến người bệnh giảm hoặc mất thị lực, teo gai thị thứ phát.
  • Buồn nôn, nôn thường vào buổi sáng, rất dễ nôn, nôn vọt và nôn mỗi khi đói.

  • Những trẻ dưới 12 tuổi sẽ có dấu hiệu bị giãn khớp sọ do bản xương sọ của trẻ còn mềm.
Đau đầu
Tăng áp lực nội sọ khiến người bệnh xuất hiện những cơn đau đầu

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

Nguyên nhân thường gặp gây tăng áp lực nội sọ là do chấn thương đầu. Tăng áp lực nội sọ ở trẻ em thường do bạo hành. Một số nguyên nhân khác:

  • Quá nhiều chất lỏng xung quanh não và tủy xương sống (dịch não tủy)
  • Chảy máu trong não, xuất huyết não
  • Sưng phù não
  • Mạch não bị phình
  • Một số vùng của não có máu đọng
  • Khối u não
  • Nhiễm trùng: viêm não hoặc viêm màng não
  • Huyết áp cao
  • Đột quỵ
  • Nồng độ oxy trong máu giảm
  • Não úng thủy
  • Cơn động kinh, co giật
  • Hộp sọ nhỏ, liền thóp sớm
Cao huyết áp vô căn nguyên phát
Huyết áp cao gây ra hội chứng tăng áp lực nội sọ

3. Hội chứng tăng áp lực trong sọ nguy hiểm thế nào

Tăng áp lực nội sọ gây biến chứng chuyển dịch tổ chức não, biểu hiện là thoát vị não: thoát vị hồi lưỡi vào bể liên bán cầu, hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm, thoát vị qua lều, thoát vị trung tâm... Bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ không được xử lý kịp thời sẽ gây nên tình trạng vòng xoắn bệnh lý, khiến áp lực nội sọ ngày càng tăng, tăng nguy cơ đột quỵ, co giật...

Việc trì hoãn điều trị hoặc thất bại trong việc làm giảm áp lực nội sọ có thể gây ra các tổn thương não tạm thời hoặc tổn thương não vĩnh viễn, gây hôn mê kéo dài và thậm chí là tử vong. Bệnh nhân được tiếp cận với phương pháp điều trị giảm áp lực nội sọ càng sớm thì tiên lượng càng tốt.

4. Điều trị và phòng ngừa tăng áp lực nội sọ


Mục đích điều trị khẩn cấp là làm giảm áp lực hộp sọ, tiếp theo là điều trị nguyên nhân tiềm ẩn. Các biện pháp giảm áp hiệu quả bao gồm: dẫn lưu dịch não tủy qua nối thông; khoan một lỗ nhỏ ở sọ hoặc qua đường ống sống. Các thuốc có chứa manitol và nước muối ưu trương có thể làm giảm áp lực nội sọ vì chúng giúp lấy bớt dịch ra khỏi cơ thể.

SKTQ - khám sức khỏe tổng quát
Khi sức khỏe của trẻ có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám

Chúng ta không thể ngăn được tình trạng tăng áp lực nội sọ nhưng có thể phòng ngừa được thông qua việc hạn chế các chấn thương đầu. Luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hoặc chơi các môn thể thao tương tác. Thắt dây an toàn khi đi ô tô cho cả người lớn và trẻ em.

Té ngã cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến chấn thương đầu, đặc biệt ở người già. Tránh té ngã ở nhà bằng cách giữ sàn nhà luôn khô và sạch sẽ, cần thiết có thể làm thêm tay vịn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan