Hướng dẫn tập đi với nạng

Nạng tập đi là một công cụ hỗ trợ hữu ích sau chấn thương của bệnh nhân. Khi đó, chiếc nạng có thể như đôi chân mới giúp chúng ta di chuyển làm các công việc cá nhân. Hơn cả thế, khi dùng nạng chân bị thương sẽ được giữ cố định tránh ảnh hưởng vết thương. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ xấu cho xương và khả năng đi lại khi phục hồi của chân bạn.

1. Lưu ý nếu bạn mới dùng nạng tập đi

Đầu tiên bạn cần có người đỡ từ phía sau khi mới tập đứng nạng. Do cơ thể lúc này khó giữ thăng bằng nếu bạn tự tập sẽ rất nguy hiểm có thể dẫn đến trượt ngã và ảnh hưởng vết thương cũ. Nặng hơn là sẽ chấn thương và khó hồi phục hơn. Hãy chọn vị trí chống nạng sao cho tạo thành điểm tựa vững chắc cho đôi chân trong lần đầu bạn tập đứng. Thông thường sẽ tình từ mũi chân khi 2 chân được đặt song song. Hãy vẽ ra tam giác đều đỉnh ở giữa 2 mũi chân còn 2 điểm ở đáy là vị trị chống nạng an toàn.

Khi chống nạng, hãy lưu ý khoảng cách từ nách đến vị trí chống nạng khoảng 5cm. Với khoảng cách này bạn sẽ dễ dàng có thể đưa nạng đặt dưới cánh tay khi đã quen và không cần đến hỗ trợ. Sau đó nắm tay vào nạng để bám chắc . Khuỷu tay không nên để thẳng mà hơi cong tránh gặp phải chấn thương lúc di chuyển.

Một lưu ý quan trọng hơn đó là nách chúng ta tuy tì vào nạng tập đi nhưng nó lại không phải bộ phận tạo ra lực cho giúp bạn di chuyển. Lực chính được truyền từ cánh tay đến nạng giúp đẩy và hỗ trợ bạn di chuyển.

2. Lưu ý dùng nạng inox tập đi đúng cách để tránh gây tai nạn

Nạng bằng gỗ sẽ được dùng đinh vít cố định do đó khi dùng cần phải chú ý kiểm tra lại các mối nối để tránh gây tai nạn. Điều này sẽ hạn chế hơn với nạng inox tập đi vì nó khá chắc chắn. Chân bạn mới trải qua quá trình hồi phục khả năng thăng bằng cơ thể cũng suy giảm. Để không gặp phải vấn đề như trơn trượt hãy chú ý dùng loại giày ma sát với sàn tốt.

Đặc biệt khi dùng nạng đi đường dốc hoặc leo cầu thang cần hết sức chú ý. Hãy cố gắng tránh đi vào vũng nước hay vị trí dễ trơn trượt để đảm bảo an toàn. Chân bị thương của bạn cần co lên khi đi vì nếu chạm có thể gây tổn thương. Thậm chí dẫn đến sưng đau ảnh hưởng quá trình luyện tập và phục hồi.

Sức nặng cũng như lực tác dụng lên chiếc nạng tập đi không được xuất phát từ nách. Đây là điểm đáng chú ý do có nhiều đối tượng đã gặp phải và ảnh hưởng. Hãy luôn duy trì lực từ cánh tay để di chuyển và điều khiển nạng tập đi cho hiệu quả. Chú ý khi quay muốn đổi hướng đi chỉ cần nhảy lò cò. Nhảy thật chậm rãi đến khi đúng hướng bạn muốn đi. Đừng cố xoay bàn chân điều đó sẽ khiến bạn ngã và gây tổn thương cho cả chân lành lẫn chân bị thương.

Sử dụng nạng inox tập đi cần được thực hiện đúng cách
Sử dụng nạng inox tập đi cần được thực hiện đúng cách

3. Một số chỉ dẫn cho bạn ghi đi ở địa hình không bằng phẳng

Ngoài đi bộ với nạng, bạn cũng sẽ cần thực hiện nhiều động tác khác. Đây đều là những nhu cầu hàng ngày của cá nhân nên bạn cần lưu ý làm đúng theo hướng dẫn và cân đối với khả năng cơ thể. Đừng làm trái những hướng dẫn và lưu ý để tránh gặp tai nạn ngoài ý muốn.

3.1 Dùng nạng tập đi ở cầu thang

Mới đầu bạn sẽ gặp khó khăn trong việc dùng nạng để tập đi lên xuống cầu thang. Tuy nhiên sẽ nhanh chóng bạn làm quen nếu tìm hiểu và được hướng dẫn chi tiết.

Đầu tiên là khi di chuyển đi lên cầu thang, bạn sẽ cảm thấy khó khăn. Đó là do định luật hấp dẫn gây nên khiến bạn càng lên cao càng gặp trở ngại. Đồng thời cơ thể sẽ nhanh chóng thấy mệt. Hãy đưa chiếc chân khỏe mạnh bước lên bậc trước và giữ thăng bằng rồi mới dùng nạng đẩy người tiến lên. Khi quen bạn sẽ thấy điều này không hề khó.

Với việc đi xuống cầu thang tưởng chừng đơn giản nhưng lại cũng vô cùng nguy hiểm. Bạn cần từng bước di chuyển như khi đi lên do đi xuống cơ thể sẽ có xu thế lao dốc. Điều này dễ gây nên chấn thương cho chân và vùng cổ xương đùi. Thậm chí có thể gây ra chấn thương vùng chậu nếu bạn trượt ngã.

3.2 Các đứng lên ngồi xuống khi sử dụng nạng khuỷu tay

Động tác đứng lên ngồi xuống cũng tương tự. Bạn cần phải kết hợp nhịp nhàng để tránh mất thăng bằng mà trượt ngã. Hãy xác định chuẩn mục tiêu cũng như mục đích của cá nhân. Như vậy khi thực hiện đứng lên ngồi xuống bạn sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời ghế thường có tay cầm bạn có thể bám vào và điều khiển cơ thể theo ý muốn linh hoạt hơn.

4. Thời gian dùng nạng tập đi sẽ kéo dài bao lâu

Thời gian một người bị thương chân dùng nạng thường không cố định. Phần lớn sẽ phụ thuộc vào khả năng hồi phục của cơ thể. Đồng thời nhân viên y tế trực tiếp thăm khám cũng sẽ đánh giá và đưa ra lời khuyên thích hợp nhất về thời gian dùng nạng tập đi hỗ trợ.

Để đảm bảo sức khỏe và khả năng phục hồi, bạn hãy thăm khám định kỳ. Đồng thời luôn chú ý những biểu hiện bất thường để thông báo cho nhân viên y tế hỗ trợ khi cần thiết.

Nạng tập đi
Nạng tập đi cần được sử dụng theo thời gian khuyến cáo của bác sĩ điều trị

5. Đối tượng nên và không nên dùng nạng nách hoặc nạng khuỷu tay

Nạng tập đi có thể là nạng nách hay nạng khuỷu tay. Tuy nhiên không phải bất kỳ bệnh nhân nào sau hồi phục chấn thương cũng có thể sử dụng. Theo như chỉ định thì những đối tượng liệt nửa thân dưới hoặc sau chấn thương sẽ được dùng nạng tập đi. Nếu bệnh nhân liệt trong trạng thái không còn nhận thức hoặc không tỉnh táo sẽ chống chỉ định dùng nạng. Do bệnh nhân rối loạn nhận thức không có khả năng kiểm soát hành vi nên sẽ rất nguy hiểm nếu để họ dùng nạng inox tập đi sau khi hồi phục.

Trên đây là một số hướng dẫn cũng như lưu ý khi sử dụng nạng tập đi cho bạn tham khảo. Hãy luôn theo sát những hướng dẫn của bác sĩ để có được lời khuyên tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

11.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan