Mở nắp sọ giải ép trong tăng áp lực nội sọ

Mở nắp sọ để giải ép dự phòng đối với bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ là biện pháp rất hữu ích, giúp cải thiện chức năng và tỷ lệ sống sót cho người bệnh.

1. Tăng áp lực nội sọ là gì?

Một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh trong đột quỵ não là thoát vị não do tăng áp lực nội sọ. Trong một số trường hợp, nhồi máu não diện rộng và ác tính, nhu mô não sẽ bị hoại tử dẫn tới hiện tượng phù não diện rộng, hiệu ứng khối lớn, tăng áp lực nội sọ nên người bệnh sẽ bị thiếu máu não, thoát vị não.

Đây là một là biến chứng hay gặp trong cả chấn thương và bệnh lý phẫu thuật thần kinh. Có rất nhiều phương pháp để điều trị tăng áp lực nội sọ như phẫu thuật, điều trị nội khoa...

Phương pháp phẫu thuật mở nắp sọ giải ép là một phương pháp điều trị quan trọng nhằm giải ép tránh biến chứng thoát vị não trong tăng áp lực nội sọ; đồng thời cải thiện rõ rệt tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân đột quỵ.

Tuy nhiên, đối với phương pháp này, ở bất kỳ độ tuổi nào thì việc mở nắp sọ giải ép đều làm tăng tỷ lệ tàn phế đối với người bệnh.

Hội chứng tăng áp lực trong sọ
Mở nắp sọ là một trong những phương pháp điều trị tăng áp lực nội sọ

2. Phẫu thuật mở nắp sọ giải ép trong tăng áp lực nội sọ

2.1. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định phẫu thuật mở nắp sọ giải ép tăng áp lực nội sọ trong trường hợp:

  • Độ tuổi người bệnh từ 18 đến 70.
  • Nhồi máu não diện rộng khu vực cấp máu động mạch não giữa
  • Tăng áp lực nội sọ trong vòng 48 giờ; người bệnh chưa bị giãn đồng tử hoặc có giãn đồng tử nhưng đáp ứng với manitol.
  • Glasgow < 9 điểm; có đè đẩy đường giữa trên CT.
  • Không có chảy máu tạng; không có tái tạo hộp sọ trong vòng 6 tuần đến 6 tháng.
  • Phải được sự đồng ý của gia đình khi cân nhắc giữa lợi ích sống còn và chấp nhận di chứng tàn phế.

Phương pháp này chống chỉ định ngoài những chỉ định nói trên.

2.2. Các bước tiến hành phẫu thuật

  • Bước 1: Vệ sinh vùng phẫu thuật; đặt sonde dạ dày, sonde tiểu...; khám lâm sàng và cận lâm sàng cho người bệnh.
  • Bước 2: Chuẩn bị bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh; khoan máy, mũi mài cắt tiêu hao kèm theo; vật liệu cầm máu; màng cứng nhân tạo; dẫn lưu áp lực; chỉ khâu; phương tiện hồi sức trong mổ...
  • Bước 3: Mở sọ: Để mở nửa sọ, dùng đường mở ra hình dấu hỏi lớn, có thể dùng đường mở ra hình chữ T để bảo vệ động mạch chẩm. Khoan sọ nhiều lỗ rồi dùng craniotome để lấy nắp sọ, đường kính nắp sọ ít nhất 12 cm. Treo màng cứng quanh lỗ mở sọ để tránh biến chứng tụ máu ngoài màng cứng. Kích thước lỗ mở sọ lớn để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu não và chảy máu do não, đồng thời để đủ chỗ cho não thoát ra ngoài sọ.
Phẫu thuật
Chuẩn bị bộ dụng cụ trước khi tiến hành phẫu thuật

  • Bước 4: Lấy dao rạch vào đường thái dương trên nơi bám cơ thái dương rồi bóc tách cân trán, lấy cân trán. Sau đó, dùng elevator tách cơ thái dương khỏi xương sọ và lấy cân cơ thái dương.
  • Bước 5: Khoan ít nhất 4 lỗ với lỗ khoan quan trọng nhất lỗ ở chân bướm. Lỗ thứ 2 ngay trước bình tai trên gốc cung gò má, lỗ thứ 3 ở trên cách đường giữa 2 cm. Tiếp đó dùng dụng cụ luồn sọ tách màng cứng và dùng khoan máy cắt sọ từ lỗ chân bướm. Sau đó dùng Goose gặm xương vùng thái dương ở mức sát nền sọ nhất có thể.
  • Bước 6: Mở màng cứng càng nhiều càng tốt, mở hình sao hoặc hình chữ C...
  • Bước 7: Tạo hình màng cứng bằng cân cơ thái dương, khâu treo màng cứng, khâu cơ, đặt dẫn lưu, đóng da 2 lớp để đóng vết mổ.
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan