Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và trầm cảm

Bệnh vẩy nến là một tình trạng bệnh lý phức tạp. Ngoài việc gây ra các mảng đỏ, ngứa và khô trên da, nó có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

1. Mối liên quan giữa bệnh vẩy nến và trầm cảm

Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bệnh. Những người bị bệnh vẩy nến có nguy cơ mắc các bệnh về trầm cảm cao.

Trầm cảm xảy ra cùng lúc với bệnh vẩy nến, hai bệnh lý này có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Bệnh vẩy nến thường được chẩn đoán trong độ tuổi từ 15 tuổi đến 25 tuổi, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm xảy ra cao hơn.

2. Bệnh vẩy nến ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

2.1 Ảnh hưởng đến lòng tự trọng

Bệnh vẩy nến khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo âu, sợ hãi, xấu hổ. Các mảng màu đỏ, có vảy rất khó che giấu, đặc biệt là vào mùa hè khiến họ cảm thấy xấu hổ về các tình trạng trên da. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý.

trầm cảm
Các vùng da bị mảng vẩy nến khiến người bệnh khó chịu và xấu hổ

Mọi người xung quanh có thể hiểu sai bệnh vẩy nến là một bệnh truyền nhiễm và sẽ xa lánh hay kì thị người bệnh. Các khảo sát cho thấy 1 trong số 5 người bị bệnh vẩy nến đã phải đối mặt với sự kỳ thị và đôi khi họ cảm thấy không được chào đón vì bệnh này.

Người mắc bệnh vẩy nến chịu rất nhiều khó chịu. Các mảng vảy gây ngứa, nứt và chảy máu. Có tới 42% người mắc bệnh vẩy nến bị sưng, đau khớp do viêm khớp vẩy nến. Sống với những triệu chứng khó chịu này có thể khiến người bệnh dễ bị trầm cảm.

2.2 Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Những triệu chứng khó chịu của bệnh vẩy nến khiến người bệnh hạn chế hoạt động thể chất, ngại giao tiếp hay tránh tiếp xúc thân mật như quan hệ tình dục. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2018 đã chỉ ra rằng hơn 60% những người mắc bệnh vẩy nến có thể gặp một số dạng rối loạn chức năng tình dục. Ngoài ra, một nghiên cứu từ năm 2007 chỉ ra rằng ít nhất 80 % những người bị bệnh vẩy nến giảm năng suất làm việc, học tập.

Để hạn chế các tác nhân gây ra bệnh vẩy nến, người bệnh nên hạn chế hoặc tránh xa: thuốc lá, căng thẳng, rượu bia, ánh nắng mặt trời và một số loại thực phẩm.

2.3 Yếu tố sinh học

Bệnh vẩy nến còn ảnh hưởng đến hóa chất não của bạn. Với bệnh vẩy nến, các tế bào miễn dịch giải phóng các chất gọi là cytokine. Những thứ này làm cho các tế bào da phát triển ngoài tầm kiểm soát và hình thành các mảng vảy. Chúng cũng thay đổi mức độ hóa chất trong não ảnh hưởng đến tâm trạng người bệnh.

động mạch não
Bệnh vảy nến thay đổi hóa chất trong não gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng người bệnh

3. Dấu hiệu trầm cảm của bệnh nhân vẩy nến

Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm cảm khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là các triệu chứng mà phần lớn, người bệnh có thể phải trải qua.

  • Cáu gắt, mệt mỏi
  • Ngủ nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mất hứng thú với quan hệ tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục
  • Giảm cân hoặc tăng cân
  • Cảm giác bất tài vô dụng
  • Có ý nghĩ làm tổn thương mình hoặc tự tử
  • Không tìm thấy niềm vui với các hoạt động bạn từng yêu thích
  • Khóc thường xuyên
  • Đau đầu
  • Đau toàn thân không rõ nguyên nhân hoặc bị chuột rút.
  • Không thèm ăn hoặc cảm thấy đói hơn bình thường
  • Không thể tập trung hoặc chú ý
  • Gặp khó khăn khi đi làm hoặc đi học

Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên, hãy gặp bác sĩ hoặc bác sĩ tâm thần để nhận được lời khuyên. Các bác sĩ có thể đánh giá tình trạng và điều trị các triệu chứng đang ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nhất là trong trường hợp, bạn từng có suy nghĩ tự tử hoặc làm tổn thương cơ thể.

ánh sáng xanh gây khó ngủ
Người bị vảy nến có thể khó ngủ hoặc mất ngủ

4. Điều trị bệnh vẩy nến và trầm cảm

Khi gặp bất cứ triệu chứng nào của bệnh trầm cảm, bạn cũng đừng nên chủ quan mà bỏ qua. Bởi chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Cách tốt nhất hãy gặp bác sĩ để nhận được phương pháp điều trị tốt nhất. Tìm đúng loại thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh vẩy nến có thể giúp giảm trầm cảm.

Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) là một cách khác để kiểm soát cảm giác bệnh vẩy nến có thể mang lại. CBT giúp thay đổi những suy nghĩ tiêu cực khiến bạn chán nản.

Bệnh vẩy nến và trầm cảm có thể cải thiện được nếu người bệnh luôn lạc quan và kiên trì với các phương pháp điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan