Những điều cần biết về phồng rộp do cháy nắng

Bài viết của Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Phồng rộp do cháy nắng là những nốt mụn nhỏ, màu trắng, chứa đầy chất lỏng, xuất hiện trên vùng da bị cháy nắng nghiêm trọng. Vùng da xung quanh có thể đỏ và hơi sưng. Chúng gây đau khi chạm vào và có thể cực kỳ ngứa.

1. Cháy nắng là gì?

Các vết phồng rộp do cháy nắng có thể sẽ xuất hiện trên một vùng da sau khi bị cháy nắng nghiêm trọng và chúng có thể gây đau đớn cho bạn. Thông thường, mụn nước sẽ xuất hiện vài giờ đến một ngày sau khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Cơn đau sẽ có xu hướng giảm sau 48 giờ và mất ít nhất một tuần để các vết phồng rộp cũng như cháy nắng mờ dần. Sau khi chúng lành lại, nó có thể để lại những đốm sẫm hoặc nhạt màu trên da của bạn và kéo dài từ 6 - 12 tháng.

2. Các triệu chứng của vết phồng rộp do cháy nắng

Phồng rộp do cháy nắng là những nốt mụn nhỏ, có màu trắng và chứa chất lỏng, xuất hiện trên những vùng da bị cháy nắng nghiêm trọng. Vùng da xung quanh vết phồng rộp có thể đỏ và sưng đau.

Bỏng nắng nặng đến mức gây bỏng rộp cũng có thể gây ngộ độc do ánh nắng mặt trời. Các triệu chứng ngộ độc ánh nắng bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn
  • Ớn lạnh
  • Sốt
  • Chóng mặt
  • Có vết phồng rộp nghiêm trọng.

Nếu bạn có những triệu chứng như trên hãy đến cơ sở y tế để được điều trị. Các vết phồng rộp do cháy nắng khi nổi lên hoặc bị bỏng có thể bị nhiễm trùng. Đặc biệt, những vết cháy nắng nghiêm trọng, đặc biệt là những vết bỏng đủ nặng để gây ra mụn nước sẽ làm tăng đáng kể khả năng bị ung thư da.

cháy nắng
Vết phồng rộp do cháy nắng gồm những vết phồng có chứa dịch bên trong

3. Chẩn đoán và điều các vết phồng rộp do cháy nắng

Bác sĩ sẽ chẩn đoán các vết phồng rộp do cháy nắng dựa trên vẻ bề ngoài của vùng da bị ảnh hưởng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi về thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và liệu bạn có sử dụng bất kỳ một biện pháp chống nắng nào cho da hay không.

Về phương pháp điều trị, các vết phồng rộp do cháy nắng thường có thể được điều trị tại nhà bằng cách:

  • Uống nhiều nước: Bỏng nắng sẽ làm bạn mất nước, điều này có thể ngăn các vết phồng rộp lành lại.
  • Đặt miếng gạc lạnh và ẩm lên vết phồng rộp để thoát hơi nóng trên da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm bằng lô hội lên vết bỏng. Độ ẩm sẽ giúp mụn nước mau lành hơn.
  • Không làm vỡ mụn nước: Điều này làm tăng đáng kể khả năng nhiễm trùng và có thể gây tổn thương cho da dẫn đến sẹo.
  • Uống ibuprofen (Advil) để giảm sưng và khó chịu đáng kể.
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cho đến khi các mụn nước lành lại.

Nếu mụn nước tự vỡ (không cố ý làm vỡ chúng), hãy giữ cho khu vực này sạch sẽ và dùng gạc lỏng băng lại sau khi bôi thuốc mỡ kháng sinh. Giữ khu vực được bao phủ bằng băng để tăng tốc độ chữa bệnh.

Khi vệ sinh vùng da bị phồng rộp, hãy dùng nước mát, không cọ rửa và sử dụng chất tẩy rửa kháng khuẩn nhẹ để loại bỏ bớt dịch tiết thừa, lưu ý không chà xát quá mạnh. Không dùng bông gòn chấm lên vết phồng rộp vì các sợi nhỏ có thể dính vào vết thương và làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Nếu tình trạng mụn nước nặng hơn, bác sĩ có thể sẽ kê đơn corticosteroid để chữa sưng và ngứa. Bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại kem bôi bỏng để giúp da nhanh lành hơn.

4. Phương pháp ngăn ngừa phồng rộp do cháy nắng?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa phồng rộp do cháy nắng là bảo vệ làn da của bạn. Khi đi ra ngoài, tốt nhất hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Hãy nhớ thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ khi hoạt động bên ngoài. Mặc quần áo bảo hộ để bảo vệ làn da của bạn, chẳng hạn như mũ rộng vành che mặt.

Kiểm tra thuốc trước khi ra nắng cũng rất hữu ích. Một số loại thuốc, như thuốc kháng sinh có thể làm tăng khả năng bị bỏng. Cả thuốc uống và thuốc bôi trị mụn cũng có thể khiến da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời tăng lên đáng kể.

Nếu nghi ngờ bị bỏng do cháy nắng gây nên, hãy làm mát càng sớm càng tốt để giảm mức độ của bỏng. Ở trong nhà hoặc bóng râm, bổ sung nhiều nước cho cơ thể và rửa sạch da bằng nước lạnh nếu có thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Tài liệu tham khảo:

  • Gavin M. (2015). Dealing with sunburns. kidshealth.org/en/teens/sunburn.html
  • Mayo Clinic Staff. (2017). Sunburn: Overview. mayoclinic.org/diseases-conditions/sunburn/basics/definition/con-20031065
  • Treating sunburn. (n.d.). aad.org/public/kids/skin/skin-cancer/treating-sunburn
Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan