Sa sút trí tuệ: Phát hiện bằng cách nào?

Sa sút trí tuệ đề cập đến một nhóm các triệu chứng cho thấy chức năng não đã bị tổn thương như ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ ... Đây không phải là một bệnh cụ thể, nhưng một số bệnh khác nhau có thể gây ra chứng mất trí nhớ. Chẩn đoán sa sút trí tuệ được thực hiện bởi nhiều xét nghiệm để giúp điều trị được cả về thể chất và thần kinh cũng như kiểm tra được nhận thức.

1. Sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một triệu chứng báo hiệu chức năng não đã bị tổn thương, thường là do bệnh hoặc chấn thương. Nó được đặc trưng bởi sự suy giảm trong một hoặc nhiều hoạt động tinh thần có ý thức như: ngôn ngữ, học tập và trí nhớ, và hơn nữa nó cũng đủ nghiêm trọng để can thiệp vào chức năng hàng ngày. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Mất trí nhớ
  • Vấn đề ngôn ngữ
  • Không có khả năng tập trung
  • Phiền muộn
  • Khó khăn với các hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như ăn hoặc mặc quần áo
  • Khó kiểm soát cảm xúc
  • Thay đổi tính cách
  • Kích động

Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên khi dân số già đi.

Nhiều bệnh khác nhau liên quan đến hệ thần kinh có thể gây ra tình trạng sa sút trí tuệ. Bệnh Alzheimer là nguyên nhân hàng đầu, và bệnh này chiếm từ một nửa đến hai phần ba trường hợp mắc bệnh. Nguyên nhân phổ biến thứ hai của tình trạng sa sút trí tuệ là chứng mất trí nhớ mạch máu, còn được gọi là suy giảm nhận thức mạch máu (VCI). Bệnh thường xảy ra sau đột quỵ khi máu chảy đến một số khu vực của não bị chặn. Hay chứng mất trí hỗn hợp là ở một người có thể có nhiều hơn một loại chứng mất trí, tình trạng này thường được tìm thấy ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, mất trí nhớ không phải là một vấn đề bình thường của quá trình lão hóa.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Những điều cần biết
Chứng sa sút trí tuệ ảnh hưởng đến khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới

2. Chẩn đoán tình trạng sa sút trí tuệ

Chẩn đoán sa sút trí tuệ và các loại của bệnh có thể là thách thức. Để chẩn đoán nguyên nhân của nó, bác sĩ phải nhận ra mô hình mất kỹ năng và chức năng đồng thời phải xác định được những gì một người vẫn có thể làm. Bác sĩ có thể thực hiện đánh giá tâm thần. Khi đó, bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về tâm trạng và cảm giác hạnh phúc của bạn để xem liệu trầm cảm hoặc một tình trạng sức khỏe tâm thần khác có thể gây ra các triệu chứng sa sút trí tuệ.

Họ cũng có thể hỏi về bất kỳ hành vi nào đáng gây lo ngại chẳng hạn như: Khi nào chúng xảy ra và chúng kéo dài bao lâu? Mối quan hệ của bạn với vợ / chồng, con cái hoặc bạn bè của bạn...

Thêm vào đó, chẩn đoán sa sút trí tuệ sẽ được sử dụng một loạt các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác, có thể điều trị được như trầm cảm, thiếu vitamin B12, tràn dịch nãosuy giáp. Đồng thời việc tiến hành kiểm tra thể chất và thần kinh cùng với kiểm tra nhận thức là chỉ số để phân tích tình trạng bệnh.

  • Kiểm tra nhận thức là những đo lường khả năng suy nghĩ. Phương pháp này sẽ tập trung vào những thứ như trí nhớ, đếm, lý luận và kỹ năng ngôn ngữ.

Ví dụ, bác sĩ có thể yêu cầu bạn vẽ đồng hồ và đánh dấu tay vào một thời điểm cụ thể hoặc đưa cho bạn một danh sách ngắn các từ và yêu cầu bạn nhớ và lặp lại chúng. Hay bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện các phép tính dễ dàng, chẳng hạn như đếm ngược từ 100 đến bảy.

  • Xét nghiệm thần kinh: Bác sĩ sẽ kiểm tra sự cân bằng, phản xạ, cử động của mắt và xem các giác quan của cơ thể hoạt động tốt như thế nào.

Để làm điều này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đẩy hoặc kéo tay họ bằng cánh tay của bạn hoặc đứng nhắm mắt và chạm vào mũi bạn. Để kiểm tra phản xạ của bạn, bác sĩ có thể gõ một chiếc búa cao su nhỏ vào các bộ phận của cơ thể và xem cách bạn phản ứng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm các vấn đề như thiếu một số vitamin hoặc vấn đề về tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến cách não của bạn hoạt động.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu để tìm các vấn đề như thiếu một số vitamin hoặc vấn đề về tuyến giáp

Chẩn đoán hình ảnh não là một bổ sung hữu ích cho các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để loại trừ các tình trạng có thể điều trị khác như khối u não. Bác sĩ có thể yêu cầu một trong các xét nghiệm hình ảnh sau đây:

  • Chụp MRI não được sử dụng từ trường mạnh, xung tần số vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của não giúp phát hiện các bất thường của não và chẩn đoán các tình trạng bệnh lý đang xảy ra trong não. Đôi khi với một số trường hợp cụ thể sẽ được tiêm chất tương phản vào tĩnh mạch cánh tay để nâng cao chất lượng hình ảnh. Chụp MRI não cũng có thể tiết lộ kết quả xem liệu có cơn đột quỵ nào đã xảy ra gần đây không. Trong nhiều trường hợp, các bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI lần thứ hai để đánh giá các thay đổi đã xảy ra trong khoảng thời gian giữa hai lần chụp.
  • Chụp cộng hưởng từ chức năng não (fMRI) sử dụng hình ảnh MR để đo lưu lượng máu và thay đổi oxy diễn ra trong một phần hoạt động của não. Xét nghiệm fMRI có thể được sử dụng để giúp đánh giá chức năng não đã bị ảnh hưởng như thế nào bởi đột quỵ, chấn thương hoặc bệnh thoái hóa như Alzheimer. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này như một xét nghiệm chẩn đoán lại bị hạn chế trong chứng mất trí.
  • Chụp CT não kết hợp thiết bị X-quang đặc biệt cùng với các máy tính để tạo ra nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh chi tiết bên trong hộp sọ. Chụp CT có thể phát hiện tình trạng teo não liên quan đến chứng mất trí nhớ, đồng thời nó cũng cung cấp thông tin chi tiết về chấn thương đầu, đột quỵ và các bệnh não khác. Trong một số trường hợp cụ thể, sẽ được sử dụng chất tương phản để tiêm vào tĩnh mạch cánh tay giúp nâng cao chất lượng hình ảnh.
  • PET là xét nghiệm chẩn đoán sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ để giúp chẩn đoán và xác định mức độ nghiêm trọng của một loạt các bệnh. PET có thể được kết hợp với chụp CT hoặc chụp MRI để cung cấp chi tiết về cả chức năng (từ quét PET) và giải phẫu (từ CT hoặc MRI) của não. Hơn nữa, xét nghiệm PET đặc biệt có thể giúp xác định các cụm protein bất thường liên quan đến bệnh Alzheimer.
  • Chọc dò tủy sống là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng kim để loại bỏ một lượng nhỏ dịch não tủy, chất lỏng bao quanh não và tủy sống. Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh Alzheimer ở ​​giai đoạn đầu có thể có các cụm protein bất thường trong dịch não tủy.
Chụp MRI sọ não
Xét nghiệm fMRI có thể được sử dụng để giúp đánh giá chức năng não đã bị ảnh hưởng như thế nào

3. Điều trị chứng sa sút trí tuệ

Mặc dù không có cách chữa trị cho một số chứng sa sút trí tuệ, nhưng có thể điều trị triệu chứng để làm cho sự tiến triển của một số loại chứng mất trí có thể chậm lại hoặc thậm chí đảo ngược với điều trị. Các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Điều trị nguyên nhân sa sút trí tuệ khi có nguyên nhân có thể điều trị. Điều này bao gồm điều trị nội tiết tố cho bệnh suy giáp, điều trị tràn dịch não bằng sự phân dòng, ...
  • Sử dụng thuốc ức chế cholinesterase, là một loại thuốc có thể làm chậm tiến trình bệnh Alzheimer bằng cách giúp mọi người cải thiện sự chú ý và trí nhớ làm việc.
  • Sử dụng thuốc để kiểm soát huyết áp, cholesterol, triglyceride, tiểu đường và các vấn đề về đông máu.
  • Các thủ thuật để cải thiện lưu lượng máu đến não, chẳng hạn như cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh hoặc nong mạch vành và đặt mạch máu.
  • Thay đổi lối sống, chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh và thêm chế độ tập thể dục, bỏ hút thuốc và bỏ hoặc giảm tiêu thụ rượu.

Có nhiều phương pháp để chẩn đoán chứng sa sút trí tuệ, tuy nhiên việc chẩn đoán hội chứng này đòi hỏi người bệnh phải thực hiện tại các cơ sở uy tín, chuyên sâu và có đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm mới cho được hình ảnh và kết quả chính xác.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, webmd.com, radiologyinfo.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan