Sống chung với bệnh tự miễn

Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ và chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như bệnh tật. Khi hoạt động của nó bị rối loạn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, thì lúc đó cơ thể sẽ bị tấn công và phá huỷ các mô của chính nó. Vì vậy, cần phát hiện bệnh sớm để có hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh.

1. Bệnh tự miễn là gì?

Rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra hoạt động thấp bất thường hoặc hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Trong trường hợp hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, cơ thể tấn công và làm hỏng các mô của chính nó được gọi là các bệnh tự miễn. Đây là bệnh thiếu hụt miễn dịch làm giảm khả năng chống lại kẻ xâm lược của cơ thể, gây ra tổn thương cho nhiễm trùng.

Các bệnh tự miễn bao gồm:

  • Bệnh viêm ruột (IBD): Hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào lớp niêm mạc ruột, gây tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau bụng, sốt và giảm cân. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là hai loại chính của bệnh viêm ruột.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Hệ thống miễn dịch tấn công vào các tế bào thần kinh, gây ra các triệu chứng có thể bao gồm: đau, mù, yếu, phối hợp kém và co thắt cơ bắp.
  • Bệnh đái tháo đường type 1: Kháng thể hệ thống miễn dịch sẽ tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy. Khi trưởng thành, những người mắc bệnh tiểu đường type 1 cần tiêm insulin để có thể duy trì cuộc sống.
Đái tháo đường có mấy tuýp
Đái tháo đường type 1 là bệnh tự miễn

  • Viêm khớp dạng thấp: Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể được gắn vào lớp lót của khớp. Các tế bào của hệ thống miễn dịch sau đó tấn công các khớp là nguyên nhân gây viêm, sưng và đau. Nếu bệnh không được điều trị, viêm khớp dạng thấp sẽ gây ra tổn thương khớp vĩnh viễn.
  • Lupus ban đỏ (lupus): Những người bị lupus phát triển thì các kháng thể tự miễn dịch có thể gắn vào các mô trên khắp cơ thể. Ngoài ra, các khớp, phổi, tế bào máu, dây thần kinh và thận thường cũng bị ảnh hưởng ở bệnh lupus.
  • Hội chứng Guillain-Barre (GBS): Hệ thống miễn dịch sẽ tấn công các dây thần kinh kiểm soát cơ ở chân và đôi khi là cánh tay cũng như phần trên cơ thể. Lọc máu bằng liệu pháp huyết tương tinh chế là phương pháp điều trị chính cho hội chứng Guillain-Barre.
  • Viêm đa dây thần kinh mãn tính phá huỷ myelin (CIDP):Tương tự như Guillian-Barre, hệ thống miễn dịch cũng tấn công các dây thần kinh trong viêm đa dây thần kinh mãn tính phá huỷ myelin, nhưng các triệu chứng của bệnh này có thể kéo dài hơn nhiều so với Guillian-Barre. Khoảng 30% bệnh nhân có thể bị sống suốt đời trên xe lăn nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này. Điều trị viêm đa dây thần kinh mãn tính phá huỷ myelin và hội chứng Guillian-Barre về cơ bản là giống nhau.
  • Bệnh vẩy nến: Trong bệnh vẩy nến, các tế bào máu của hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức gọi là tế bào T được tìm thấy ở trong da. Hoạt động của hệ thống miễn dịch kích thích các tế bào da sinh sản nhanh chóng, tạo ra các mảng bám màu bạc, có vảy trên da.
Vảy nến
Các tế bào da được kích thích sản sinh nhanh chóng gây bệnh vảy nến

  • Bệnh Graves: Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể kích thích tuyến giáp giải phóng hormone tuyến giáp bị dư thừa vào máu (cường giáp).
  • Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto: Các kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, từ từ phá hủy các tế bào sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Bệnh nhược cơ: Kháng thể liên kết với các dây thần kinh và làm cho chúng không thể kích thích cơ bắp đúng cách.
  • Viêm ống dẫn tinh: Hệ thống miễn dịch tấn công và phá huỷ các mạch máu trong nhóm bệnh tự miễn. Viêm ống dẫn tinh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào, vì vậy các triệu chứng của bệnh là rất khác nhau và có thể xảy ra ở khắp mọi nơi trong cơ thể.

2. Sống chung với bệnh tự miễn

Triệu chứng đầu tiên của bệnh tự miễn có thể rất chung chung, chẳng hạn như: mệt mỏi, sốt, khó tập trung. Và điều này làm cho bệnh tự miễn khó được chẩn đoán khi bệnh mới bắt đầu khởi phát. Khoảng 50 triệu người Mỹ và phần lớn trong số họ là phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đang ở độ tuổi lao động, sinh nở đều mắc các bệnh tự miễn. Chẳng hạn như: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type I, bệnh vẩy nến, rụng tóc, lupus, bệnh tuyến giáp, bệnh Addison, thiếu máu ác tính, bệnh celiac, bệnh đa xơ cứng, bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre... Hiện tượng phổ biến của các bệnh này là kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại chính cơ thể.

mang thai
Phần lớn phụ nữ Mỹ mắc bệnh tự miễn trong thời kỳ mang thai

2.1. Các đặc điểm chung của bệnh tự miễn

Theo Noel R. Rose, MD, Tiến sĩ, giáo sư vi sinh học, miễn dịch học & bệnh lý học tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore cho rằng các bệnh có vẻ khác nhau chẳng hạn như: Bệnh vẩy nến và đái tháo đường có thể xuất phát từ một nguyên nhân thực sự phổ biến có liên quan đến một quan niệm tương đối mới. Bởi, trước đây hệ thống miễn dịch được hiểu là có lợi cho cơ thể và nó sẽ phải chống lại những yếu tố từ bên ngoài cơ thể.

Các nhà khoa học ngày nay cho biết rằng hệ thống miễn dịch là một tập hợp các hành động và phản ứng có thể được kích thích bởi một số yếu tố không phải mầm bệnh, virus, hoặc vi khuẩn xâm nhập. Nguy cơ bị tấn công bởi hệ thống miễn của chính bạn là di truyền học. Điều đó có nghĩa, nếu nếu bố mẹ mắc bệnh tự miễn, thì con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Một đặc điểm chung của bệnh tự miễn khác đều được mọi người cho rằng cần phải có tác nhân bên ngoài để bắt đầu quá trình mắc bệnh. Ngay cả với yếu tố di truyền, một người không thể phát triển bệnh tự miễn mà không có sự ảnh hưởng của môi trường để bắt đầu. Ví dụ, những yếu tố này có thể là thực phẩm (iot, sản phẩm gluten) và độc tố (thuốc lá, thuốc nhuộm, hóa chất...)

Mặc dù các rối loạn tự miễn dịch có thể làm cuộc sống trở nên khó khăn, nhưng chúng thường là bệnh mãn tính và không gây tử vong. Một số phương pháp đang được thử nghiệm bao gồm “khởi động lại” hoàn toàn hệ thống miễn dịch với ý tưởng là nếu toàn bộ hệ thống miễn dịch bị xóa, nó sẽ có thể hoạt động tốt hơn trong lần thứ hai. Phương pháp này chỉ nên thử nghiệm nếu các phương pháp điều trị khác đã thất bại.

Dạy con trẻ
Bệnh tự miễn có tính di truyền từ bố mẹ sang con

2.2. Những việc cần thực hiện khi sống chung với bệnh tự miễn

Nếu nghi ngờ mình có thể có vấn đề về tự miễn, việc xác định và đối phó với bất kỳ dị ứng thực phẩm nào là rất quan trọng. Các yếu tố gây bệnh có thể là: lúa mì, sữa, ngô, đậu nành, cá, các loại hạt và trái cây. Hàm lượng đường cao cũng gây ra gánh nặng cho hệ thống miễn dịch.

Muốn giảm thiểu nhiễm trùng nên rửa tay thường xuyên và giữ cho bàn tay luôn được sạch. Ngoài ra, chăm sóc răng miệng cũng có tác dụng tương tự. Bởi bệnh nướu có thể gây ra các lỗ hổng và là điều kiện thuận lợi để nhiễm trùng.

Mỗi rối loạn tự miễn dịch cũng sẽ có khuyến nghị chế độ ăn và điều trị riêng biệt. Bệnh tự miễn có chữa khỏi hay không phụ thuộc vào việc phát hiện sớm các triệu chứng và có phác đồ điều trị kịp thời.

3. Điều trị bệnh tự miễn

Để đối phó với một tác nhân không xác định, hệ thống miễn dịch có thể bắt đầu tạo ra các kháng thể thay vì chống lại nhiễm trùng, tấn công các mô của cơ thể. Điều trị chữa khỏi bệnh tự miễn thường tập trung vào việc giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh lý thần kinh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan