Tăng sắc tố da có thể phòng tránh?

Da tăng sắc tố là tình trạng da phổ biến gây ảnh hưởng đến nhiều người vì nhiều lý do. Các loại tăng sắc tố bao gồm đốm đồi mồi, nám và tăng sắc tố sau viêm. Da bị tăng sắc tố phải làm sao? là câu hỏi là rất nhiều chị em băn khoăn.

1. Tăng sắc tố da là bệnh gì?

Da tăng sắc tố là một tình trạng khá phổ biến, thường vô hại trong đó các mảng da trở nên tối màu hơn so với da bình thường xung quanh khiến sắc tố da không đều màu. Hiện tượng sẫm màu này xảy ra khi có sự dư thừa melanin, sắc tố màu nâu tạo ra màu da bình thường, hình thành các cặn lắng trên da. Tăng sắc tố có thể ảnh hưởng đến màu da của mọi người thuộc mọi chủng tộc.

Một số hình thức tăng sắc tố da bao gồm nám và sạm do nắng, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm mặt, cánh tay và chân. Các loại tăng sắc tố khác được hình thành sau một chấn thương hoặc viêm da, chẳng hạn như vết cắt, vết bỏng, mụn trứng cá hoặc lupus. Những tình trạng này có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên cơ thể.

Da tăng sắc tố ở một số vùng thường vô hại nhưng đôi khi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác

Các loại tăng sắc tố phổ biến nhất và các triệu chứng của chúng:

  • Đồi mồi hay còn gọi là sạm nắng: Các đốm nâu hoặc đen xuất hiện trên da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chúng thường xuất hiện trên mặt và tay, hoặc trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời của cơ thể. Đồi mồi thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc sau khi phơi nắng kéo dài.
bệnh đồi mồi
Bệnh đồi mồi là một loại tăng sắc tố phổ biến nhất

  • Nám da: là tình trạng xuất hiện những mảng da lớn sẫm màu, trên trán, mặt và bụng. Phụ nữ, những người đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai và những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng bị nám hơn.
  • Tăng sắc tố da sau viêm: Các đốm hoặc mảng da sẫm màu xuất hiện sau tình trạng da bị viêm, chẳng hạn như mụn trứng cá hoặc chàm, chúng thường xuất hiện trên mặt hoặc cổ ở những người bị viêm hoặc tổn thương da.

2. Nguyên nhân gây tăng sắc tố da

Nguyên nhân gây tăng sắc tố phụ thuộc vào loại tăng sắc tố. Các nguyên nhân phổ biến nhất là:

  • Phơi nắng: Cơ thể sản xuất nhiều melanin để bảo vệ da khỏi tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời. Điều này có thể gây ra các đốm đen hoặc các mảng trên da được gọi là đồi mồi hay sạm nắng.
  • Viêm da: Các khu vực của da có thể bị sẫm màu sau khi bị viêm da. Tình trạng này có thể bao gồm mụn trứng cá, chàm, lupus hoặc tổn thương da. Những người có làn da sẫm màu có nhiều khả năng phát triển nám sau viêm.
  • Nám da: Các mảng da sẫm màu hơn có thể hình thành khi cơ thể trải qua sự thay đổi nội tiết tố. Loại tăng sắc tố này là phổ biến trong khi mang thai.
  • Phản ứng do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống sốt rét và thuốc chống trầm cảm ba vòng, có thể gây tăng sắc tố. Trong những trường hợp này, các mảng da có thể chuyển sang màu xám. Hóa chất trong điều trị tại chỗ đôi khi cũng có thể gây tăng sắc tố.
Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh
Nguyên nhân gây tăng sắc tố da có thể do phản ứng khi sử dụng thuốc

  • Bệnh lý: Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn của tăng sắc tố bao gồm bệnh Addison và bệnh hemochromatosis (thừa sắt).
    • Bệnh Addison có ảnh hưởng đến tuyến thượng thận. Nó có thể gây tăng sắc tố ở một số khu vực của cơ thể, bao gồm:nếp gấp của da, môi, khuỷu tay, đầu gối, đốt ngón tay, ngón chân, bên trong má
    • Hemochromatosis là một tình trạng di truyền khiến cơ thể chứa quá nhiều chất sắt. Nó có thể gây ra tình trạng da tăng sắc tố, làm cho da trông tối hơn hoặc rám nắng. Nên đi khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy các triệu chứng sau của bệnh hemochromatosis: mệt mỏi, đau bụng, đau khớp, sụt cân.

3. Phòng tránh tăng sắc tố da

Để ngăn ngừa da tăng sắc tố, hoặc để ngăn chặn tình trạng tăng sắc tố nặng hơn, bạn nên:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Mặc áo khoác, khẩu trang, che chắn cẩn thận khi phải tiếp xúc với ánh nắng, đồng thời nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ da và ngăn chặn tình trạng nám da trở nên tối hơn.
  • Tránh gãi, nặn da: Để ngăn ngừa tăng sắc tố hình thành sau một chấn thương, tránh gãi, nặn các nốt, vảy hoặc mụn trứng cá trên da.
  • Nếu bạn muốn điều trị tăng sắc tố vì lý do thẩm mỹ, nên tìm lời khuyên từ bác sĩ da liễu, người sẽ có thể tư vấn cho bạn về các phương pháp điều trị tốt hiện có (phương pháp thẩm mỹ, thuốc,...). Không nên tự ý dùng thuốc, kem bôi khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách chọn kem chống nắng cho da mụn
Sử dụng kem chống nắng giúp ngăn ngừa da tăng sắc tố

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: medicalnewstoday.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan