Theo dõi thần kinh trong gây mê hồi sức

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Xuân Tịnh - Bác sĩ Gây mê - Hồi sức - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Có rất nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng thuốc mê trong phẫu thuật và thủ thuật, từ nhẹ cho đến thậm chí gây tử vong. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ của gây mê đều nhẹ và chỉ diễn ra tạm thời. Mặc dù có một số tác dụng nghiêm trọng hơn cần biết và chuẩn bị trước, ví dụ tai biến trong gây mê, do đó người bệnh cần được theo dõi thần kinh trong gây mê và sau đó.

1. Tai biến liên quan đến thần kinh trong gây mê hồi sức là gì?

Tai biến liên quan đến thần kinh trong gây mê hồi sức có thể là triệu chứng thông thường như cảm thấy buồn ngủ, lú lẫn nhẹ hoặc đau đầu sau khi gây mê toàn thân. Đôi khi những cảm giác này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi phẫu thuật nhưng không có nghĩa là não của người bệnh đã bị tổn thương.

Tổn thương não do gây mê rất hiếm khi xảy ra do các tế bào não bị chết hoặc tổn thương. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây tổn thương não như chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nặng như viêm màng não. Tuy nhiên, trong gây mê, tổn thương não thường xảy ra do các tế bào não bị thiếu oxy với các triệu chứng tổn thương não vừa hoặc nặng gồm:

  • Co giật
  • Giãn nở đồng tử bất thường
  • Không có khả năng thức dậy
  • Yếu cơ
  • Mất khả năng phối hợp
  • Hoang mang
  • Hành vi hung hăng, bất thường
  • Nói lắp
  • Hôn mê
tổn thương não
Tế bào não bị thiếu oxy dẫn đến tổn thương não

2. Nguyên nhân dẫn đến tổn thương thần kinh trong gây mê

Có hai lý do chính tại sao người bệnh nhân có thể bị tổn thương não khi gây mê hồi sức gồm:

  • Bị đột quỵ khi đang gây mê

Thông thường trong một cơn đột quỵ, cục máu đông sẽ chặn nguồn cung cấp máu đến một phần của não, dẫn đến phần não đó bị thiếu oxy và nếu nguồn cung cấp máu không được phục hồi lại nhanh chóng, các tế bào trong khu vực đó sẽ chết hoặc bị tổn thương.

Nguy cơ bị đột quỵ khi phẫu thuật cao hơn, nếu người bệnh là:

  • Người lớn tuổi
  • Người có xơ vữa động mạch
  • Người có tiền sử đã bị đột quỵ trước đó
  • Người được phẫu thuật trên đầu, cổ hoặc tim.

Đột quỵ thường xảy ra do sự tác động kết hợp của phẫu thuật và gây mê hồi sức. Đột quỵ vẫn có thể xảy ra đến 10 ngày sau phẫu thuật.

  • Không đủ oxy lên não

Rất hiếm khi tổn thương não có thể được gây ra do không cung cấp đủ oxy cho não trong quá trình phẫu thuật. Nguyên nhân là do, trong quá trình gây mê, người bệnh đã được đặt ống thở cho phép đưa oxy từ ngoài vào đến phổi và lên tới não.

3. Yếu tố nào làm tăng nguy cơ biến chứng thần kinh khi gây mê

  • Người bệnh có bệnh lý mãn tính

Các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về phổi hoặc các vấn đề về thận có thể khiến việc gây mê trở nên khó khăn hơn và tăng nguy cơ tử vong. Các bệnh lý thường gặp phổ biến hơn khi chúng ta già đi và khả năng phục hồi của người lớn tuổi sau phẫu thuật khó hơn so với người trẻ tuổi.

Những vấn đề sức khỏe có liên quan đến hệ thống nội tiết khi bạn già đi
Người lớn tuổi có nguy cơ biến chứng thần kinh cao hơn

  • Phẫu thuật cấp cứu

Phẫu thuật thực hiện trong trường hợp khẩn cấp có nguy cơ biến chứng cao hơn so với phẫu thuật được lên kế hoạch trước. Nguyên nhân là do tình trạng sức khỏe của người bệnh đang nguy kịch và tiên lượng ca phẫu thuật sẽ phức tạp hơn.

4. Người bệnh có thể làm gì để giảm nguy cơ biến chứng thần kinh?

Mặc dù trong quá trình phẫu thuật, người bệnh đã được các bác sĩ và điều dưỡng chuyên ngành gây mê hồi sức thực hiện gây mê và chăm sóc. Từ thời điểm tiền gây mê và trong suốt quá trình phẫu thuật, nhóm y tế sẽ sử dụng một số thiết bị điện tử có màn hình để thể hiện dấu hiệu sinh tổn của người bệnh như nhịp thở, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ. Bác sĩ gây mê sẽ sử dụng thông tin này kết hợp với kinh nghiệm chuyên môn lâm sàng của họ, để giữ cho người bệnh an toàn trong suốt thời gian phẫu thuật.

Nếu phẫu thuật được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp thì người bệnh hầu như không có thể chuẩn bị trước. Tuy nhiên, nếu phẫu thuật được lên kế hoạch một thời gian trong tương lai thì có một số việc mà người bệnh có thể làm để giảm thiểu mức độ nguy cơ bị tai biến khi gây mê có liên quan đến thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật:

  • Bỏ thuốc lá: Thậm chí, nếu người bệnh ngừng hút thuốc trước vài ngày trước khi phẫu thuật cũng đã có ích giúp giảm nguy cơ
  • Giảm cân nếu người bệnh đang thừa cân
  • Ăn uống tốt để cải thiện tình trạng dinh dưỡng trước khi phẫu thuật
  • Hãy tập thể dục thường xuyên để cải thiện chức năng tim và phổi
  • Nếu người bệnh có các vấn đề bệnh lý mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, vấn đề về hô hấp hoặc huyết áp cao, hãy đảm bảo các vấn đề này được kiểm soát tốt trước khi phẫu thuật.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có đầy đủ các trang thiết bị Y tế hiện đại: Máy mê, các phương tiện hồi sức cấp cứu, trang thiết bị theo dõi: máy siêu âm, monitor, PCA, Auto bolus, máy kích thích thần kinh... Bệnh viện cũng có đội ngũ Y bác sỹ có nhiều năm kinh nghiệm, được đào tạo bài bản về Gây mê hồi sức/ điều trị giảm đau, trang thiết bị y tế hiện đại giúp theo dõi và chăm sóc an toàn cho khách hàng. Vì thế, khi có vấn đề gì về sức khỏe, khách hàng liên hệ tới bệnh viện để được tư vấn và có những chỉ định phù hợp.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

393 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan