Tìm hiểu về áp lực nội nhãn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ mắt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Áp lực nội nhãn là nguyên nhân gây ra mù. Những người có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp có nguy cơ cao mắc bệnh tăng nhãn áp. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm giác mạc mỏng hơn, viêm mắt mãn tính và dùng thuốc tăng áp lực trong mắt.

1. Áp lực nội nhãn là gì?

Áp lực nội nhãn là một nhóm rối loạn mắt dẫn đến hư hỏng thần kinh thị giác. Người bị tăng nhãn áp có thể mất mô thần kinh, dẫn đến mất thị lực.

Không phải ai có áp lực mắt cao đều phát triển bệnh tăng nhãn áp, và một số người có áp lực mắt bình thường cũng có thể bị tăng nhãn áp. Khi áp suất bên trong mắt người quá cao hoặc quá thấp đối với một dây thần kinh thị giác đặc biệt sẽ gây tăng nhãn áp.

mất thị lực
Người bị tăng nhãn áp có thể tăng nguy cơ bị mất thị lực

2. Các loại tăng áp lực nội nhãn

2.1 Tăng nhãn áp mở

Đây là dạng bệnh tăng nhãn áp phổ biến nhất. Bệnh gây tổn thương cho dây thần kinh thị giác một cách từ từ và không đau. Những người bị tăng nhãn áp mở có thể mất một phần lớn thị lực nếu ko được chữa trị.

Nguyên nhân tăng nhãn áp mở là hệ thống thoát nước mắt kém hiệu quả theo thời gian. Điều này dẫn đến lượng chất lỏng tăng lên và sự tích tụ dần dần của áp suất trong mắt.

2.2 Tăng nhãn áp đóng

Bệnh xảy ra khi góc tiền phòng (được hình thành bởi giác mạc và mống mắt) đóng hoặc bị tắc nghẽn. Tuổi tác làm ống kính trong mắt trở nên lớn hơn, đẩy mống mắt về phía trước và thu hẹp khoảng cách giữa mống mắt và giác mạc.

Khi góc này thu hẹp, chất lỏng trong mắt không thoát ra được và áp lực mắt tăng lên. Tăng nhãn áp góc đóng có thể mãn tính (tiến triển dần dần) hoặc cấp tính (xuất hiện đột ngột).

Tìm hiểu thêm về Triệu chứng cảnh báo bệnh thiên đầu thống là gì?

2.3 Tăng nhãn áp thứ phát

Loại tăng nhãn áp này là do chấn thương hoặc các bệnh về mắt khác. Nó có thể được gây ra bởi một điều kiện y tế, thuốc men, thương tích cơ thể, phẫu thuật mắt có thể dẫn đến tăng nhãn áp thứ phát.

Các triệu chứng của nó có thể bao gồm đau mắt, buồn nôn, đỏ mắt, nhìn thấy các vấng sáng hoặc vòng màu xung quanh ánh sáng và thị lực mờ. Đây là một tình huống khẩn cấp, trong đó mất thị lực nghiêm trọng có thể xảy ra nhanh chóng.

đau mắt đỏ
Đỏ mắt là một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp thứ phát

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến áp lực nội nhãn

3.1 Áp lực nội nhãn cao

Nếu nhãn áp cao hơn bình thường, có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.

3.2 Tuổi tác

Tất cả mọi người trên 60 tuổi đều có nguy cơ gia tăng bệnh tăng nhãn áp.

Mệt mỏi là một trong những dạng điển hình của rối loạn tiêu hóa ở người già
Bệnh tăng nhãn áp phổ biến ở người cao tuổi

3.3 Tiền sử gia đình bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp có thể có một liên kết di truyền, có nghĩa là có một khiếm khuyết trong một hoặc nhiều gen có thể gây ra một số cá nhân có bất thường dễ bị bệnh.

3.4 Cận thị

Cận thị nặng, thường có nghĩa là các đối tượng trong khoảng cách nhìn mờ không đeo kính, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.

Phân loại cận thị
Người bị cận thị tăng nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp

3.5 Sử dụng Corticosteroid lâu dài

Khi sử dụng corticosteroids kéo dài trong thời gian lâu sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp thứ phát.

4. Chẩn đoán áp lực nội nhãn

Bệnh tăng nhãn áp (bệnh glocom) được chẩn đoán thông qua khám mắt toàn diện. Chẩn đoán áp lực nội nhãn bao gồm:

  • Xác định tiền sử tăng nhãn áp của gia đình.
  • Đo thị giác để xác định xem tầm nhìn bị ảnh hưởng hay không.
  • Đo áp suất bên trong mắt (Đo nhãn áp )để phát hiện các yếu tố nguy cơ tăng nhãn áp.
  • Đo chiều dày giác mạc. Những người có giác mạc mỏng hơn có nguy cơ phát triển bệnh tăng nhãn áp.
  • Đo thị trường để kiểm tra xem thị lực đã bị ảnh hưởng bởi tăng nhãn áp hay không. Thử nghiệm này đo tầm nhìn và thị lực trung tâm bằng cách xác định lượng ánh sáng lờ mờ nhất có thể được phát hiện ở các vị trí nhìn khác nhau, hoặc bằng cách xác định độ nhạy cảm đối với các mục tiêu khác ngoài ánh sáng.
Đo thị lực bằng máy điện tử
Người bệnh cần đo thị lực để chẩn đoán áp lực nội nhãn

5. Điều trị bệnh áp lực nội nhãn

Điều trị áp lực nội nhãn nhằm giảm áp lực trong mắt. Thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mắt theo toa là cách thông thường nhất để điều trị tăng nhãn áp. Một số trường hợp có thể điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật.

5.1 Thuốc

Một số loại thuốc có thể điều trị bệnh tăng nhãn áp. Thông thường, thuốc làm giảm áp lực trong mắt.

5.2 Phẫu thuật bằng tia laze giúp chất lỏng thoát ra khỏi mắt

Một chùm tia laser năng lượng cao kích thích cấu trúc thoát nước từ mắt để chất lỏng thoát ra hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ là tạm thời, cần phải thực hiện nhiều lần trong tương lai để có hiệu quả tốt.

5.3 Phẫu thuật thông thường

Nếu thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật bằng laser không làm giảm tình trạng tăng nhãn áp, bạn có thể cần phải phẫu thuật cắt bè. Phương pháp vi phẫu lọc này tạo ra một cái rãnh thoát nước, chất lỏng thoát ra trên rãnh sau đó thẩm thấu vào máu.

Phẫu thuật mắt
Phẫu thuật mắt có thể được thực hiện nếu các phương pháp khác không đem lại hiệu quả

5.4 Cấy ghép

Phẫu thuật cấy ghép có thể là một lựa chọn cho người lớn bị tăng nhãn áp không kiểm soát hoặc tăng nhãn áp phụ hoặc cho trẻ bị tăng nhãn áp. Một ống silicon nhỏ được chèn vào mắt để giúp thoát nước.

Không có cách phòng ngừa tăng nhãn áp. Bệnh nhân bị tăng nhãn áp cần tiếp tục điều trị trong suốt quãng đời còn lại. Vì bệnh có thể tiến triển hoặc thay đổi đột ngột nên việc sử dụng thuốc và theo dõi thường xuyên là rất cần thiết. Việc phát hiện sớm, điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên có thể giúp kiểm soát bệnh tăng nhãn áp và giảm nguy cơ mất thị lực.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan