Tìm hiểu về xét nghiệm Adenosine deaminase

Xét nghiệm Adenosine Deaminase là một loại xét nghiệm phổ thông hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề trong phổi như tràn dịch màng phổi, bệnh lao... Vậy xét nghiệm Adenosine Deaminase có đem lại kết quả chính xác hay không?

1. Xét nghiệm ADA là gì?

Adenosine Deaminase (ADA) là một loại protein được các tế bào khắp nơi trong cơ thể sản xuất ra và thường liên quan đến việc kích hoạt tế bào lympho (một loại bạch cầu) có nhiều vai trò chủ chốt trong phản ứng miễn dịch đối với nhiễm trùng.

Một số yếu tố kích hoạt hệ thống miễn dịch, như Mycobacterium tuberculosis (vi khuẩn gây bệnh lao), có thể làm tăng sản xuất ADA tại khu vực có vi khuẩn. Dựa theo cơ thế này, xét nghiệm Adenosine Deaminase được sử dụng để đo lượng ADA có trong dịch màng phổi, từ đó chẩn đoán nhiễm trùng bệnh lao màng phổi.

Sơ đồ chuyển hóa Adenosine Deaminase (ADA)
Sơ đồ chuyển hóa Adenosine Deaminase (ADA)

2. Xét nghiệm ADA có chính xác không?

Pleural là một màng bao phủ khoang ngực và bên trái của mỗi mỗi phổi. Một lượng nhỏ dịch màng phổi thường xuyên được sản xuất làm trơn các chuyển động của phổi. Tuy nhiên, nếu như gặp một số bất lợi như nhiễm trùng sẽ gây viêm màng phổi, dẫn đến tích tụ dịch màng phổi quá mức (tràn dịch màng phổi).

Hiện tượng này có thể gây khó khăn trong việc phát hiện vi khuẩn Mycobacterium trong dịch màng phổi vì có sự hiện diện của khối lượng lớn chất lỏng. Lúc này, xét nghiệm ADA có thể hỗ trợ tìm ra lượng vi khuẩn này ngay cả khi chúng tồn tại với số lượng nhỏ.

Vì thế, dù không phải là một xét nghiệm đặc hiệu và không thể thay thế nuôi cấy trong việc chẩn đoán lao phổi, xét nghiệm Adenosine Deaminase vẫn được sử dụng làm phép bổ trợ xác định liệu bệnh lao có đang là nguyên nhân gây ra các triệu chứng đau ngực, ho mãn tính, khó thở... của bệnh nhân hay không.

Chọc dịch màng phổi
Chọc dịch màng phổi làm xét nghiệm ADA

3. Khi nào nên tiến hành xét nghiệm Adenosine Deaminase?

Xét nghiệm ADA có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân có dấu hiệu tích tụ chất lỏng trong khoang ngực (dịch màng phổi) và có một số dấu hiệu của bệnh lao phổi như:

  • Ho mãn tính, đôi khi ho ra đờm có máu.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đổ mồ hôi.
  • Cân nặng giảm sút không kiểm soát.
  • Đau tức ngực.

Ngoài ra, xét nghiệm này còn được yêu cầu như một loại xét nghiệm loại trừ (nếu giả định bệnh nhân bị lao), đặc biệt đối với những cá nhân nằm trong nhóm nguy cơ cao như:

  • Người có tiếp xúc gần gũi với đối tượng bị nhiễm trùng lao đã biểu hiện triệu chứng.
  • Người nhập cư từ các khu vực trên thế giới có tỷ lệ mắc bệnh lao cao.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi có kết quả xét nghiệm sàng lọc lao là dương tính.
  • Người làm việc hoàn toàn hoặc một phần với nhóm có tỷ lệ nhiễm trùng bệnh cao, ví dụ như người vô gia cư, người sử dụng ma túy, người trong viện dưỡng lão...
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu như: đối tượng nhiễm HIV/AIDS, người mắc một số bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh thận...), bệnh nhân từng ghép tạng, người dùng thuốc ức chế miễn dịch, phụ nữ mang thai, người cao tuổi...
Đau tức ngực
Người bệnh có dấu hiệu lao phổi như đau tức ngực

Ngoài ra, xét nghiệm Adenosine Deaminase còn được bác sĩ yêu cầu khi muốn xác định khả năng mắc bệnh lao của một người, trước các xét nghiệm khác, để bắt đầu điều trị.

4. Ý nghĩa xét nghiệm Adenosine Deaminase

Sau khi xét nghiệm, để xác định tình trạng của cá nhân, việc nắm rõ ý nghĩa của kết quả trong ADA – Test là cần thiết. Nếu lượng Adenosine Deaminase (ADA) tăng rõ rệt trong dịch màng phổi ở những người có dấu hiệu/triệu chứng của bệnh lao:

  • Nếu khu vực địa lý mà bệnh nhân sinh sống có tỷ lệ mắc lao cao, có khả năng những người này đang bị nhiễm trùng M.tuberculosis ở màng phổi.
  • Nếu tỷ lệ mắc bệnh lao thấp trong khu vực, kết quả này vẫn chưa chắc chắn, có thể người này bị lao hoặc ADA tăng cao vì lý do khác (ví dụ như ung thư – đặc biệt là u lympho, thuyên tắc phổi, lupus, sarcoid...)

Nếu lượng ADA ở mức độ thấp, bệnh nhân hoàn toàn không có khả năng mắc bệnh lao trong màng phổi. Tuy nhiên, điều này không loại trừ các nhiễm trùng trên các bộ phận khác của cơ thể.

Ngoài ra, khi phát hiện nồng độ ADA tăng cao rõ rệt trong chất lỏng của các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ như dịch màng bụng, dịch màng não..., có khả năng bệnh lao cũng xuất hiện tại những khu vực này (ít phổ biến).

Kết quả xét nghiệm ADA
Kết quả xét nghiệm ADA

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: labtestsonline.org

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: