Tự kỷ có phải là trầm cảm không?

Bài viết được viết bởi ThS. Trần Ngọc Ly - Kỹ thuật viên Tâm lý - Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục

Tự kỷ có phải là những gì mà mọi người nghĩ và gán như trên không? Hay đó là những biểu hiện của trầm cảm - được nhiều báo chí gắn với tên gọi “Căn bệnh của thời đại mới” mà các cá nhân chưa nhận biết được?

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội (facebook, zalo, instagram...), nhiều bạn trẻ hay than thở với nhau “Tao dạo này mệt mỏi quá, chẳng thích đi đâu, ở nhà cả ngày, có khi tự kỷ mất rồi”, hoặc “Ở nhà thì tự kỷ mất à” hoặc “Ôi tôi tự kỷ mất thôi?”... Hoặc một số người thì thích nhận xét trẻ con “Thằng này nghịch như giặc, chạy khắp nơi, tự kỷ gì nó, tăng động ấy chứ”...v..v.... Rất nhiều những lời than thở, chia sẻ, nhận xét như vậy được đưa ra rất ... hiển nhiên.

Vậy tự kỷ và trầm cảm có gì khác nhau hay giống nhau? Có thể liệt kê một vài đặc điểm khác biệt ở bảng so sánh dưới đây.

1

Qua bảng so sánh phía trên, chúng ta có thể thấy một số điểm khác biệt như sau:

  • Dễ dàng nhận thấy trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc, khó khăn cốt lõi của họ là cảm xúc buồn bã, chán nản, tuyệt vọng về bản thân hoặc tương lai, dẫn đến những hành vi thu mình, né tránh xã hội, có thể có kèm theo rối loạn ăn uống hoặc rối loạn giấc ngủ, hoặc có kèm theo lo âu.
  • Còn với các trẻ tự kỷ, khó khăn cốt lõi là hạn chế về mặt giao tiếp và tương tác xã hội, nói một cách dễ hiểu là trẻ ít có nhu cầu tương tác với người khác và không biết cách tương tác – không phải do cảm xúc chán nản hay buồn bã của trẻ.

>>> Trẻ ít nói có bị trầm cảm hay tự kỷ không và cần làm các xét nghiệm gì?

  • Với các trẻ tự kỷ/hoặc người lớn tự kỷ, họ cũng có cảm xúc vui/buồn/phấn khởi/chán nản – nhưng điều mà họ quan tâm tới là những niềm vui trong thế giới riêng của mình, khám phá những thứ mà họ thích theo cách của họ - mà không quan tâm đến những người khác bên ngoài. Ví dụ: trẻ tự kỷ bị rối loạn xúc giác, thích cắn đồ vật để giải tỏa nhu cầu của bản thân, để tìm được sự an toàn cho trẻ, và chúng rất phấn khích với việc đó, mà không cần biết người khác thế nào, và cũng không cần giao tiếp với họ. Hoặc có một số trẻ gặp rối loạn ăn uống, do các cơ quan nhai/nuốt gặp khó khăn, hoặc do gặp rối loạn vị giác nên chỉ ăn được một số loại thức ăn nhất định, mà từ chối những đồ khác – chứ không phải do chúng buồn bã đến mức bỏ ăn và ăn cảm thấy không ngon miệng.

Quay trở lại với việc hiện nay từ “Tự kỷ” được sử dụng “Phổ biến” hoặc các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần của các cá nhân chưa được đề cập nhiều, có thể cần tìm hiểu thêm về nhận thức về sức khỏe tâm thần trong cộng đồng. Bởi sức khỏe tâm thần luôn đồng hành cùng sức khỏe thể chất, là nền tảng cho sự khỏe mạnh và thực hiện hành vi chức năng hiệu quả của mỗi cá nhân.

Đơn nguyên Phòng khám Y học tái tạo và tâm lý giáo dục tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec quy tụ đội ngũ y bác sĩ với bề dày kinh nghiệm trong đánh giá sàng lọc test tâm lý, can thiệp và trị liệu cho các đối tượng trẻ em gặp khó khăn về vấn đề tâm lý cũng như vấn đề sức khỏe tâm thần thường gặp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan