Xử trí sốc phản vệ thuốc cản quang

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Đặng Mạnh Cường, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Thuốc cản quang được sử dụng trong một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp cắt lớp vi tính, X-quang giúp bác sĩ phân biệt được tình trạng bình thường và bất thường trong cơ thể. Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị dị ứng với loại thuốc này nên khi thuốc cản quang được tiêm vào cơ thể gây ra sốc phản vệ. Vậy cần xử trí sốc phản vệ như thế nào?

Thuốc cản quang là thuốc được dùng trong thăm khám X-quang cũng như chụp cắt lớp vi tính (CLVT). Ở đây chúng ta nói đến thuốc cản quang khi tiêm vào cơ thể. Thuốc cản quang cho phép bác sỹ phân biệt được tình trạng bình thường và bất thường trong cơ thể.

Khi thuốc cản quang được đưa vào cơ thể thì các chất cản quang làm cho các cấu trúc hoặc mô trong cơ thể xuất hiện hình ảnh rõ nét và phân biệt được với nhau so với khi không sử dụng vật liệu tương phản.

1. Vì sao thuốc cản quang gây sốc phản vệ

Thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch là loại thuốc cản quang có gắn iot. Khi thuốc cản quang được tiêm vào trong cơ thể, tùy thuộc cơ quan nào của cơ thể có nhiều thuốc cản quang ở mức độ khác nhau thì chúng sẽ chặn lại tia X nhiều hay ít và làm hiện hình rõ nét và phân biệt được các cơ quan đó trên hình ảnh.

Hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể chống lại các chất lạ (thuốc cản quang cũng là một chất lạ). Điều này là tốt khi một chất lạ có hại, chẳng hạn như một số vi khuẩn hoặc vi rút. Đa phần, hệ miễn dịch không phản ứng với thuốc cản quang, nhưng ở một số ít người, hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với các chất cản quang. Tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cơ thể với chất cản quang mà có thể chia ra các mức độ phản ứng từ nhẹ đến nặng. Nhẹ có thể buồn nôn, nôn, ngứa. Nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ và nếu không xử lý kịp thời có thể gây tử vong.

Dị ứng thuốc cản quang là tai biến kỹ thuật có thể gặp phải
Sử dụng thuốc cản quang cho phép chẩn đoán hình ảnh chính xác

2. Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ thuốc cản quang

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch. Tuy nhiên, đôi khi, nó có thể xảy ra nửa giờ hoặc lâu hơn sau khi tiếp xúc.

Sốc phản vệ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn giải phóng một loạt hóa chất có thể khiến bạn bị sốc. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Huyết áp thấp (hạ huyết áp);
  • Hạn chế đường thở và lưỡi hoặc cổ họng bị phù nề, có thể gây ra khò khè và khó thở;
  • Mạch đập yếu và nhanh;
  • Phản ứng da, bao gồm nổi mề đay và ngứa và đỏ ửng hoặc nhợt nhạt;
  • Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Hạ huyết áp là một trong những tai biến có thể gặp phải sau khi gây mê nội khí quản
Hạ huyết áp có thể là dấu hiệu của tình trạng sốc phản vệ

3. Xử trí sốc phản vệ thế nào?

Cần phải xử lý phản ứng dị ứng thuốc cản quang ngay sau khi có các triệu chứng dị ứng, không để tình trạng dị ứng diễn tiến thành sốc phản vệ. Nếu đã xảy ra sốc phản vệ, bạn có thể được hồi sức tim phổi (CPR) nếu bạn ngừng thở hoặc tim bạn ngừng đập. Bạn được các bác sỹ dùng thuốc, bao gồm:

  • Epinephrine (adrenaline) để giảm phản ứng dị ứng của cơ thể bạn;
  • Oxy, giúp bạn đỡ khó thở;
  • Thuốc kháng histamine và cortisone tiêm tĩnh mạch (IV) để giảm viêm đường thở và cải thiện hô hấp;
  • Một chất chủ vận beta (như albuterol) để làm giảm các triệu chứng hô hấp.
hồi sức tim phổi (CPR)
Người bệnh cần được tiến hành hồi sức tim phổi (CPR) khi bị sốc phản vệ

4. Các lần chụp sau liệu có nguy cơ gì không?

Nếu bạn đã bị sốc phản vệ một lần, nguy cơ bị phản ứng nghiêm trọng này tăng lên. Phản ứng trong những lần tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn phản ứng lần đầu tiên.

Trước khi chụp X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với loại thuốc này. Bạn nên khám tại bệnh viện có uy tín, chất lượng tốt để khi có phản ứng dị ứng thuốc cản quang như sốc phản vệ sẽ được cấp cứu, xử lý kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan