Suy giáp và thai kỳ: Những điều cần biết

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thị Duyên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Suy giáp trong thời kỳ mang thai có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho con như lưu thai, sẩy thai, thai chậm phát triển. Vì vậy kiến thức về suy giáp này rất cần thiết và quan trọng co các bà mẹ chuẩn bị mang thai cũng như đã và đang mang thai.

1. Triệu chứng suy giáp ở phụ nữ mang thai

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết cấu tạo có hình cánh bướm nằm ở phía trước, dưới của cổ. Chức năng của tuyến giáp là tổng hợp hóc môn giáp trạng sau đó tiết vào máu và vận chuyển đến các mô trong cơ thể. Hóc môn tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm, giúp não, tim, cơ và các cơ quan khác hoạt động ổn định.

Khi giảm nồng độ hóc môn tuyến giáp trong máu sẽ gây ra bệnh suy giáp khi đó chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không tổng hợp và giải phóng ra đủ hóc môn tuyến giáp.

Suy giáp khi mang thai có thể do rất nhiều nguyên nhân mà phổ biến nhất là do bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto đây là bệnh viêm tuyến giáp mãn tính có tính chất tự miễn, suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ hay bán phần tuyến giáp, suy giáp sau xạ trị, say giáp sau dùng thuốc kháng giáp, bệnh tuyến yên, bướu cổ, thiếu I ốt, có tiền sử gia đình nhiều người bị bệnh tuyến giáp, người đã bị viêm tuyến giáp hoặc suy giáp trong lần có thai trước... đều nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh suy giáp.

Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện mờ nhạt. Thông thường các triệu chứng của suy giáp thường bị nhầm với trầm cảm.

Các triệu chứng sau đây thường được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai:

  • Mặt sưng phồng lên, da căng ra.
  • Mệt mỏi, mạch chậm.
  • Chịu lạnh kém, tập trung kém, rất hay quên.
  • Tăng cân: Tăng cân được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai
Suy giáp và thai kỳ: Những điều cần biết
Tăng cân được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân bị suy tuyến giáp khi mang thai

  • Rối loạn tiêu hóa: Đau quặn bụng hoặc khó chịu ở bụng.
  • Tăng nồng độ TSH và giảm nồng độ FT4.

2. Ảnh hưởng của bệnh suy giáp đến mẹ bầu và thai nhi

2.1. Ảnh hưởng đến sản phụ

Bị suy giáp khi mang thai thường làm cho phụ nữ mang thai có thể bị tất cả các biến chứng cổ điển của suy giáp như:

  • Chậm chạp, buồn ngủ cả ngày rất thích nên giường nằm.
  • Thiếu máu, đau yếu cơ.
  • Suy tim sung huyết, chậm chạp, táo bón...
  • Có nguy cơ bị các biến chứng liên quan đến sản khoa khác như tiền sản giật, bất thường bánh nhau, chảy máu nhiều sau đẻ.

Những biến chứng này có xu hướng phổ biến ở các phụ nữ bị suy giáp nặng, còn đa số các trường hợp suy giáp nhẹ khi mang thai có thể không có triệu chứng gì đặc biệt hoặc rất nhẹ và khó phát hiện được.

2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Tuyến giáp của thai nhi chỉ được hình thành và bắt đầu hoạt động ở tuần thứ 10 - 12 của thai kỳ điều này có nghĩa là trong 12 tuần đầu, thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào hormon tuyến giáp từ người mẹ. Do đó nếu mẹ bị suy giáp khi mang thai thì:

  • Tỷ lệ sảy thai tăng gấp đôi, tỷ lệ chết chu sinh xấp xỉ 20%, các dị tật bẩm sinh tăng 20%.
  • Con cũng sẽ bị suy giáp giống người mẹ.
  • Hormon tuyến giáp có vai trò đối với sự phát triển bộ não của trẻ, những đứa trẻ bị suy giáp bẩm sinh có thể có những bất thường trầm trọng cả về sự phát triển trí tuệ và thể chất nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Bánh rau là nơi truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang con, do sự bất thường bánh nhau ở người mẹ nên cân nặng của trẻ sẽ nhẹ cân.

3. Điều trị và phòng ngừa suy giáp trong thai kỳ

3.1. Điều trị suy giáp trong thai kỳ

Điều trị suy giáp ở phụ nữ mang thai giống như với đàn ông và phụ nữ không mang thai bị suy giáp, đó là:

  • Dùng hooc môn tuyến giáp tổng hợp để thay thế. Khi có mang thai thường liều sẽ phải tăng lên 25-50% thỉnh thoảng có trường hợp phải tăng liều gấp đôi.
  • Vần phải điều chỉnh liều levothyroxine tối ưu trước khi mang thai và kiểm tra TSH ngay khi có thai để bác sỹ điều chỉnh TSH về mức bình thường.
  • Chức năng tuyến giáp được kiểm tra mỗi 6-8 tuần trong suốt quá trình mang thai để chắc chắn chức năng tuyến giáp bình thường. Nếu thay đổi liều levothyroxine thì cần kiểm tra chức năng tuyến giáp sau 4 tuần. Sau sinh càng sớm càng tốt, liều levothyroxine được đưa về giống như trước khi mang thai.
  • Điều quan trọng nên biết rằng vitamin dành cho phụ nữ mang thai có chứa sắt và canxi, sẽ làm giảm hấp thu hooc môn tuyến giáp qua đường tiêu hóa. Do đó cần uống các thuốc vào những thời điểm khác nhau, cách nhau ít nhất 2-3 giờ.
Suy giáp và thai kỳ: Những điều cần biết
Phòng ngừa suy giáp trong thai kỳ

3.2. Phòng ngừa suy giáp trong thai kỳ

Muốn phòng ngừa suy giáp khi mang thai, mẹ bầu cần có chế độ ăn giàu Iốt như các loại hải sản tôm, cua, cá, ghẹ..., rong biển, tảo biển, các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, mồng tơi...; trái cây tươi, thịt và sữa...

Bên cạnh đó, mẹ cần kiểm tra bướu cổ, làm xét nghiệm máu các hormone FT4 và TSH, siêu âm tuyến giáp... để có thể phát hiện ra bệnh sớm nhất có thể.

Suy giáp là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ với mẹ và với cả thai nhi. Vì thế sản phụ cần phải tầm soát định kỳ và điều trị kịp thời khi nghi ngờ mình bị bệnh tuyến giáp, để tránh ảnh hưởng tới bản thân và thai nhi.

Chuyên khoa Nội tiết - Tiểu đường, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về Nội tiết như: bệnh lý tuyến yên, tuyến giáp, Tuyến thượng thận và Đái tháo đường.

Chuyên khoa luôn phối hợp chặt chẽ với Trung tâm IVF - Khoa Sản trong việc Quản lý các bệnh nhân có bệnh lý tuyến giáp trong khi mang thai, đái đường thai kỳ và luôn áp dụng các kỹ thuật mới trong điều trị bệnh như: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Tế bào gốc trong điều trị đái tháo đường; Điều trị nhân lành tính tuyến giáp bằng kỹ thuật đốt sóng cao tần (tránh được cho BMN cuộc phẫu thuật nhân tuyến giáp).

Các Chuyên khoa sâu của Khoa Nội đã khẳng định được uy tín của mình khi có cơ sở vật chất khang trang, với các Phòng khám đạt tiêu chuẩn Bệnh viện; trang thiết bị hiện đại với các máy sinh hóa đạt tiêu chuẩn ISO,... các máy Xquang, siêu âm, CT scanner, MRI hiện đại nhất; khu điều trị Nội trú với tiêu chuẩn, cùng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Thị Duyên đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám chữa bệnh nội khoa chung đặc biệt có thế mạnh trong khám và điều trị chuyên ngành thận - Nội tiết.

Bác sĩ đã tham gia nhiều hội thảo trong, ngoài nước và hiện đang là bác sĩ Thận nội - Nội tiết Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

29.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan