Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nếu bác sĩ xác định huyết áp của trẻ là cao, bậc phụ huynh sẽ cần đưa trẻ quay lại để kiểm tra một vài lần nữa và có thể yêu cầu con bạn đeo một thiết bị di động được gọi là máy đo huyết áp 24 giờ. Nếu kết quả huyết áp vẫn cao như vậy, trẻ sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp ở trẻ em.

1. Tăng huyết áp ở trẻ em là gì?

Huyết áp là áp lực máu chảy qua các mạch của cơ thể. Trong điều kiện bình thường, trái tim bơm máu qua tất cả các mạch trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, ở người bị tăng huyết áp, việc đẩy máu trở nên khó khăn hơn, có thể gây thiệt hại cho các mạch máu, tim và các cơ quan khác.

Tăng huyết áp ở người lớn khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg bất kể tuổi, giới, tầm vóc cơ thể. Đây là một định nghĩa mang tính chức năng dựa trên mối liên quan giữa con số huyết áp với các biến cố tim mạch.

Do các biến cố tim mạch gây ra bởi cao huyết áp như nhồi máu cơ tim, đột quỵ thường ít xảy ra trong thời thơ ấu nên định nghĩa tăng huyết áp ở trẻ em mang tính thống kê hơn là chức năng.

NHBPEP đã đưa ra báo cáo lần thứ 4 (2004) cập nhật định nghĩa, chẩn đoán và điều trị Tăng huyết áp ở trẻ em và bảng trị số huyết áp trẻ em theo tuổi và giới với các mức bách phân vị 50th , 90th , 95th , 99th của trị số tăng huyết áp tâm thu và tăng huyết áp tâm trương.

Huyết áp bình thường – cao (được coi như tiền tăng huyết áp): Huyết áp tâm thu trung bình và/hoặc Huyết áp tâm trương trung bình ≥ 90th nhưng < 95th bách phân vị; ≥ 120/80 mmHg và < 95th bách phân vị ở trẻ lớn và thanh thiếu niên.

Tăng huyết áp: huyết áp tâm thu trung bình và/hoặc huyết áp tâm trương trung bình ≥ 95th bách phân vị theo tuổi, giới tính, chiều cao ở ít nhất 3 lần đo khác nhau.

Tăng huyết áp áo choàng trắng: Trị số huyết áp ≥ 95th bách phân vị ở bệnh viện/ phòng khám nhưng < 90th bách phân vị ở ngoài viện.

2. Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em

Không giống như ở người lớn, việc đo huyết áp ở trẻ em không có một định nghĩa cụ thể nào về mức huyết áp bình thường dựa trên việc chỉ đọc huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương, mà những chỉ số huyết áp được coi là bình thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chiều cao của trẻ.

Do vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo tất cả trẻ em nên đo huyết áp hàng năm kể từ khi được 3 tuổi. Nếu bác sĩ xác định huyết áp của trẻ là cao, bậc phụ huynh sẽ cần đưa trẻ quay lại để kiểm tra một vài lần nữa và con bạn cần phải đeo một thiết bị di động được gọi là máy đo huyết áp 24 giờ. Nếu kết quả huyết áp vẫn cao như vậy, trẻ sẽ được chẩn đoán là tăng huyết áp ở trẻ em.

Sau khi được chẩn đoán trẻ bị tăng huyết áp, bậc phụ huynh cần thông tin đầy đủ về tiền sử sức khỏe của trẻ bao gồm chế độ ăn, các hoạt động ở nhà, ở trường, mức độ hoạt động thể chất và những tác nhân gây căng thẳng cho trẻ.

Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra bổ sung như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm thận để giúp xác định nguyên nhân của tăng huyết áp ở trẻ.

3. Nguyên nhân tăng huyết áp ở trẻ em

tieu-chuan-chan-doan-tang-huyet-ap-o-tre-em-1
Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ phát triển tăng huyết áp ở trẻ em

Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ phát triển tăng huyết áp ở trẻ em

Nguyên nhân gây tăng huyết áp ở trẻ em chia thành tăng huyết áp nguyên phát và thứ phát.

Tăng huyết áp nguyên phát

Tự nó xảy ra, không có nguyên nhân xác định. Đây là loại huyết áp thường xuyên xảy ra hơn ở trẻ lớn, thường là 6 tuổi trở lên. Các yếu tố nguy cơ phát triển tăng huyết áp nguyên phát bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Có tiền sử gia đình bị huyết áp cao
  • Có cholesterol cao
  • Ăn quá nhiều muối
  • Bị tiểu đường type 2 hoặc đường huyết lúc đói cao
  • Giới tính nam
  • Hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc phụ
  • Đang ít vận động

Tăng huyết áp thứ phát

  • Nguyên nhân do thận – tiết niệu: như Viêm thận – bể thận mạn; Viêm cầu thận mạn; Loạn sản thận bẩm sinh; Thận đa nang; Thận nang đơn; Bệnh lý thận trào ngược; U thận; Chấn thương thận; Tổn thương thận do thải ghép; Tổn thương thận sau xạ trị; Tổn thương thận do bệnh hệ thống; Tắc nghẽn niệu quản.
  • Nguyên nhân do thần kinh: như Tăng áp lực nội sọ; Hội chứng Guillain – Barre; Bỏng; Rối loạn thần kinh thực vật có tính gia đình; Tổn thương hố sau; Tổn thương thân tủy; Viêm tủy.
  • Nguyên nhân do thuốc: Sử dụng các thuốc có thành phần Cocain; Các thuốc giống giao cảm; Amphetamine; Sirolimus; Licorice; Hormon; Cyclosporin.
  • Nguyên nhân do tim – mạch: Trẻ bị hẹp eo động mạch chủ; Bệnh lý mạch thận; Tắc tĩnh mạch thận; Viêm mạch; Shunt động – tĩnh mạch; Hội chứng Williams – Beuren; Bệnh Takayasu; Bệnh Moyamoya và một số bệnh tim bẩm sinh gây tăng huyết áp khác.
  • Các nguyên nhân khác: Tăng calci máu; Sau phẫu thuật sửa hẹp eo động mạch chủ; Truyền bạch cầu; Sau thủ thuật phương pháp oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể (ECMO); Tắc nghẽn đường hô hấp trên mạn tính.
  • Rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ.

4. Triệu chứng cao huyết áp ở trẻ em

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp ở trẻ em
Trẻ bị cao huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hồi hộp, nôn ói,..

Trẻ bị tăng huyết áp thường có các biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hồi hộp, nôn ói, vã mồ hôi, đánh trống ngực, giảm thị lực, mệt mỏi, phù, co giật...

Giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp ở trẻ em cũng là căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện triệu chứng rõ ràng, biến chứng đến bất ngờ và nguy hiểm. Nếu trẻ bị huyết áp cao kéo dài mà không được phát hiện sớm và điều trị sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với các biến chứng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não hay bệnh não.

Đây là chứng bệnh hết sức nguy hiểm nhưng ít phụ huynh để ý tới. Do vậy, để chẩn đoán chính xác các chuyên gia khuyến cáo trẻ em từ 3 tuổi trở lên nên được đo huyết áp trong các buổi khám sức khỏe. Việc sớm phát hiện bệnh sẽ giúp bác sĩ dễ dàng điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng theo thời gian. Hãy đưa trẻ đến khám và đo huyết áp đúng theo lịch hẹn, đặc biệt là khi con bạn bị béo phì hoặc trong gia đình có tiền sử bệnh tăng huyết áp.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

  • Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
  • Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
  • Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
  • Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan